Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 05/11/2022

Bộ Tài chính lần thứ 3 đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến về điều chỉnh chi phí xăng dầu

Để tháo gỡ “nóng” khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính đã lần thứ 3 đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến về điều chỉnh chi phí xăng dầu.

Theo Bộ Tài chính, để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các đề xuất kiến nghị của 28/34 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, hôm này (ngày 4/11), Bộ Tài chính đã có Công văn số 1388/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương xin ý kiến về việc điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.

Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Bộ Tài chính đã lần thứ 3 đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến về điều chỉnh chi phí xăng dầu (ảnh: PLX)

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương có ý kiến và gửi về Bộ Tài chính trong ngày 4/11/2022, để kịp thời điều chỉnh trong kỳ điều hành gần nhất. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đây là lần thứ ba trong vòng gần 1 tháng qua, Bộ Tài chính có công văn gửi sang Bộ Công Thương đề nghị về việc này. Cụ thể, ngày 2/11, Bộ Tài chính có Công văn số 11305/BTC-QLG và Công văn số 11306/BTC-QLG gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đề nghị Bộ Công Thương phối hợp cung cấp thêm các thông tin số liệu cụ thể và đánh giá làm rõ mức độ biến động tăng bất thường của các khoản chi phí; đề nghị các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo các nội dung theo yêu cầu tại Công văn số 10856/BTC-QLG ngày 21/10/2022 về Bộ Tài chính chậm nhất trong ngày 3/11/2022.

Trước đó, ngày 21/10/2022, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10859/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương đề nghị phối hợp cung cấp thêm các thông tin số liệu cụ thể và đánh giá làm rõ mức độ biến động tăng bất thường của các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; đồng thời có Công văn số 10856/BTC-QLG gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam; Premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng và chi phí kinh doanh xăng dầu…

Việc Bộ Công thương chậm có ý kiến về điều chỉnh chi phí xăng dầu đang ảnh hưởng đến việc khẩn trương tháo gỡ sớm khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, qua đó tác động không tích cực đến đảm bảo nguồn cung xăng dầu liên tục cho người tiêu dùng./.

Đọc thêm

Xem thêm