Thị trường hàng hóa
Theo đó, 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng trên tương ứng 5,15 triệu tấn CO₂ được chuyển nhượng có giá tối thiểu 10 USD/tấn.
Đây là thông tin tích cực trong việc thương mại hoá tín chỉ carbon rừng của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện nộp hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ theo tiêu chuẩn TREES (hay còn gọi tiêu chuẩn môi trường REDD+tối ưu). Đồng thời, khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật với Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) hoặc Tổ chức Emergent.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hiện đang xây dựng văn kiện để báo cáo với các bộ, ngành và trình Thủ tướng Chính phủ vấn đề liên quan đến thương mại hoá nguồn tín chỉ carbon rừng đối với 11 tỉnh.
Về việc hướng dẫn, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một thông tư đo đếm tính toán lượng carbon cho các địa phương, trên cơ sở đó, các địa phương sẽ chủ động việc đo đếm tính toán lượng hấp thụ phát thải khí nhà kính.
Trước đó, cuối tháng 3, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán trên 51 triệu USD dựa trên kết quả giảm phát thải tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp của Ngân hàng thế giới. Như vậy, thương mại hoá carbon rừng tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực.
Liên quan đến việc giảm lượng khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đang tham gia vào việc trồng rừng, để trung hoà, hấp thụ lượng khí thải nhà kính từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, như Tổng Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk, Công ty BAT Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)...
Cục Lâm nghiệp tính toán dựa trên tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon và diện tích rừng hiện nay nhận định, nước ta có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, ước thu về 200 triệu USD, tương đương gần 5.000 tỷ đồng với đơn giá 5 USD/tín chỉ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm