Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:05 20/10/2022

Từ 20/10: Sử dụng căn cước công dân gắn chip điện tử thay giấy tờ vật lý như thế nào?

Bộ Công an cho biết, từ ngày 20/10, người dân chính thức sử dụng căn cước công dân điện tử.

Theo Bộ Công an, từ hôm nay (20/10), Nghị định số 59/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử sẽ có hiệu lực.

Theo đó, người dân có thể xuất trình thông tin định danh điện tử (căn cước công dân của công dân trên môi trường điện tử qua ứng dụng VNeID) để chứng minh nhân thân, thực hiện các thủ tục hành chính cũng như các giao dịch dân sự thay căn cước công dân gắn chip như hiện nay. Ngoài ra, theo nghị định này, người nước ngoài cũng có thể đăng ký và dùng định danh điện tử của Việt Nam qua ứng dụng VNeID để xuất trình thay thế hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế.

Từ ngày 20/10, người dân chính thức sử dụng căn cước công dân điện tử

Đại diện Bộ Công an cho biết, căn cước công dân điện tử có tính bảo mật cao, tích hợp nhiều thông tin của công dân, do vậy, có thể xuất trình căn cước công dân điện tử thông qua ứng dụng VNeID thay thế nhiều loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục.

Tuy nhiên, quá trình sử dụng, chủ căn cước công dân điện tử phải bảo mật tài khoản định danh điện tử của mình, không cung cấp mật khẩu cho người khác. Nếu mất kiểm soát tài khoản định danh của mình hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép danh tính điện tử của mình thì cần báo ngay cho công an theo số 19000368 để được hỗ trợ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 144/NĐ/CP/2021 ngày 31/12/2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, từ ngày 01/01/2022, theo quy định tại Nghị định này, Căn cước công dân có gắn chíp điện tử có những điểm mới, cụ thể như:

1. Không đổi Căn cước công dân hết hạn có thể bị phạt đến 500.000 đồng

Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ quy định nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi Chúng minh nhân dân (CMND) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Tuy nhiên, Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/NĐ/CP/2021 (thay thế nghị định167) nêu rõ: Hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Theo đó, từ ngày 01/01/2022, Nghị định 144/NĐ/CP/2021 có hiệu lực, để không bị phạt, người sử dụng căn cước công dân phải đổi thẻ mới trước khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Thẻ mới được đổi trong thời gian 2 năm trước tuổi phải đổi căn cước công dân vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

2. Mang căn cước công dân đi cầm cố, thế chấp sẽ bị phạt

Trước đây, việc áp dụng quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013, hành vi cầm cố, thế chấp hay mua bán, cho thuê chứng minh nhân dân/căn cước công dân vẫn chưa bị xử lý.

Nhưng từ ngày 01/01/2022, theo quy định tại Nghị định 144/NĐ/CP/2021, nếu thực hiện việc cầm cố, thế chấp căn cước công dân/chứng minh nhân dân, cả người cầm cố và người nhận cầm cố sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng.

3. Giảm lệ phí cấp căn cước công dân đến hết ngày 30/6/2022

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, kể từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, mức thu lệ phí cấp căn cước công dân được tính bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC. Cụ thể, mức lệ phí cấp căn cước công dân như sau: Chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ.

Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

4. Có thể dùng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân

Đây là một trong những mục tiêu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/01/2021.

Theo đó, mục tiêu trong năm 2022 là bảo đảm từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).

Dự kiến một số giấy tờ cá nhân sẽ được tích hợp vào chíp điện tử trên căn cước công dân như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, thông tin tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm