Thị trường hàng hóa
Mới đây, các nhân viên của Dịch vụ Hệ thống Tham chiếu và Vòng Quay Trái đất Quốc tế, một tổ chức phụ trách tính giờ hiện hành toàn cầu đã đo được rằng Trái đất đã quay nhanh hơn 1,59 mili giây so với 24 giờ bình thường vào ngày 29/6.
Một vòng quay là khoảng thời gian Trái đất quay một lần trên trục của nó, tương đương khoảng 86.400 giây. Kỷ lục trước đó được ghi lại vào ngày 19/7/2020, khi thời gian hoàn thành 1 vòng quay của Trái đất đo được ngắn hơn 1,47 mili giây so với bình thường.
Ông Dennis McCarthy, giám đốc đã nghỉ hưu tại Đài quan sát Hải quân Mỹ cho biết, đồng hồ nguyên tử là một đơn vị đo lường tiêu chuẩn đã được sử dụng từ những năm 1950 để cho biết thời gian và đo vòng quay của Trái đất.
Mặc dù ngày 29/6 đã phá kỷ lục về ngày ngắn nhất trong lịch sử hiện đại, nhưng trên Trái đất đã có những ngày ngắn hơn nhiều trong quá khứ xa xưa, theo ông McCarthy.
Khi khủng long vẫn đi lang thang trên hành tinh cách đây 70 triệu năm, một ngày trên Trái đất kéo dài khoảng 23 tiếng rưỡi, theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Paleoceanography & Paleoclimatology.
Theo NASA, kể từ năm 1820, các nhà khoa học đã ghi nhận vòng quay của Trái đất đang chậm lại. Trong vài năm qua, nó đã bắt đầu tăng tốc, ông McCarthy nói.
Các nhà nghiên cứu không có câu trả lời chắc chắn về cách thức hoặc lý do tại sao Trái đất quay nhanh hơn một chút, nhưng đây có thể là do sự điều chỉnh đẳng tĩnh của băng, hoặc sự chuyển động do các sông băng tan chảy, ông McCarthy nói.
Các sông băng ở hai cực đè nặng lên vỏ Trái đất ở hai cực Bắc và Nam. Và theo ông McCarthy, "vì các cực đang tan chảy do khủng hoảng khí hậu, nên có ít áp lực hơn lên trên và dưới của hành tinh, điều này làm cho Trái đất tròn hơn. Hình dạng tròn giúp hành tinh quay nhanh hơn hình cầu thông thường".
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm