Thị trường hàng hóa
Trung Hoa có hai sử gia họ Tư Mã: Tư Mã Thiên với bộ Sử kí bất hủ gồm 526.000 chữ, chép từ đời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế, và Tư Mã Quang với bộ Tư Trị Thông Giám, chép từ thời Chiến Quốc tới hết đời Ngũ Đại (gồm 1362 năm).
Ả Rập có sử gia Abd-er-Rahman Ibn Khaldoun (thế kỉ XIV). Trong hai chục năm vừa làm quan vừa viết bộ Thế giới sử mà Toynbee khen là “tác phẩm lớn nhất trong loại đó ở bất kỳ thời đại nào, trong bất kỳ xứ nào”.
Pháp có sử gia Augustin Thierry (1795-1856) nghiên cứu sử hơn chục năm, tới lòa mắt mà vẫn tiếp tục làm việc, không viết được thì đọc cho người khác chép. Đồng thời với ông có Michelet bỏ ra ba mươi năm soạn bộ Sử Pháp gồm 28 cuốn.
Anh có Gibbon (1737-1794) bỏ ra 17 năm soạn bộ sử danh tiếng Thời suy sụp của đế quốc La Mã. Đức có Spengler (1880-1936) tác giả bộ Thời tàn của phương Tây.
Nước ta có hai nhà bác học Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú. Đây là hai nhà bác học có nhiều đóng góp cho nước nhà với những tác phẩm giá trị, trong đó cuốn Lịch triều hiến chương loại chí được đánh giá là cuốn Bách khoa toàn thư đầu tiên của người Việt.
Theo dịch giả Nguyễn Hiến Lê, chỉ trừ Ấn Độ, hầu như dân tộc nào cũng có một số sử gia lớn. Chính vì vậy là có một cuốn sách về lịch sử văn minh Ấn Độ lại không phải sử gia Ấn Độ viết và dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã chuyển thể và chuyển tới tay độc giả Việt - những người có đam mê tìm hiểu về lịch sử các nền văn minh của nhân loại.
William James Durant (thường gọi là Will Durant) sinh năm 1885 trong một gia đình gốc Pháp - Canada, đậu cử nhân triết học ở Saint Peter, từng làm làm phóng viên cho tờ New York Evening Journal. Will Durant đậu Tiến sĩ Triết năm 1917.
Từ năm 1915, sau khi đọc cuốn Introduction to the History of Civilisation của sử gia Anh Buckle viết chưa xong thì qua đời, Will Durant có hoài bão tiếp tục công việc đó, nên vừa soạn luận án tiến sĩ vừa kiếm tài liệu cho bộ Lịch sử Văn minh của ông.
Theo James Durant, các sử gia phương Tây rất ít chú trọng đến văn minh phương Đông, đó là một khuyết điểm rất lớn. Và để hiểu về văn minh phương Đông, lịch sử văn minh Ấn Độ, James Durant đã nhiều lần đi du lịch khắp thế giới, đọc khoảng trăm rưỡi bộ sách và dùng tài liệu nào đều ghi xuất xứ. Với các ý kiến trái ngược, ông đều ghi chép và đưa ra lời phán đoán của bản thân với một tinh thần rộng rãi và không thành kiến, chỉ sợ mình nhầm lẫn.
Lịch sử văn minh Ấn Độ chứa đựng hai nội dung chính: Niên biểu lịch sử Ấn Độ và Danh từ Ấn - Hồi. Trong đó phẩn Niên biểu lịch sử Ấn Độ gồm 9 nội dung: Tổng quan về Ấn Độ; Phật Thích Ca; Từ Alexandre tới Aureng-zeb; Đời sống dân chúng; Thiên đường của thần linh; Từ Alexandre tới Aureng-zeb; Văn học Ấn Độ; Nghệ thuật Ấn Độ; Ấn Độ và Kitô giáo.
Lịch sử văn minh Ấn Độ của James Durant hấp dẫn như một cuốn tiểu thuyết, đan xen những những nhận xét thâm thúy, dí dỏm, cuối mỗi phần đều có vài trang tổng kết, sáng mà đủ, giúp ta nhận định được những nét chính đồng thời gợi nhiều suy tư và hoài cảm. Và theo dịch giả Nguyễn Hiến Lê, một học giả phương Tây mà hiểu phương Đông như vậy, không phải dễ kiếm.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm