Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:42 20/09/2022

Thủ khoa vẫn không đủ điểm vào đại học: Cần xem lại cách thi, ra đề, chấm thi và cộng điểm ưu tiên

Theo chuyên gia, khi thủ khoa khối C cả nước cũng không đủ điểm để vào nhiều ngành hot đã bộc lộ nhiều bất cập trong cách thi, ra đề, chấm thi và chính sách cộng điểm ưu tiên hiện nay.

Điểm nhấn của kỳ tuyển sinh đại học năm nay chính là việc điểm chuẩn khối C của nhiều trường bị đẩy lên rất cao, cao đến mức phi lý khi mà thủ khoa khối C cả nước chỉ đạt 29,75 điểm nhưng điểm chuẩn nhiều ngành lại ở 29,95 điểm như ngành Đông Phương học và 29,90 điểm ngành Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

 

Việc tuyển sinh đại học dựa vào điểm thi tốt nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế.

Nguyên nhân của việc điểm chuẩn khối C cao như vậy đến từ việc cách thi, ra đề, chấm thi và cách cộng điểm ưu tiên. Nhiều người cho rằng, với những trường mà điểm thi môn Văn trung bình trên 8 điểm thì điểm chuẩn khối C cao chót vót. 

Tuy nhiên, việc thủ khoa còn không "có cửa" để vào các ngành học hot cho thấy đây là một bất cập. Khi người giỏi nhất vẫn trượt đại học cho thấy kỳ thi có quá nhiều vấn đề. Bình luận về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương).

Theo vị này, kỳ thi tốt nghiệp THPT lấy căn cứ xét tuyển bằng điểm thi phổ thông cùng với cách cộng điểm các đối tượng ưu tiên nên mới xảy ra tình trạng thủ khoa cũng không đậu đại học.

“Có thể một em thủ khoa đạt 29,75 điểm nhưng em ấy không được cộng điểm ưu tiên trong khi những em đạt 27 điểm nhưng được cộng 3 điểm ưu tiên thì khi lấy điểm chuẩn chắc chắn thủ khoa sẽ trượt” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga phân tích.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, việc có sự khác nhau giữa cách tính điểm thi đại học và kết quả kỳ thi trung học phổ thông dẫn đến tình trạng vô lý. “Tại sao có những khoa điểm thi gần 30 điểm trong khi đó chúng ta chỉ thi 3 môn, đây là bất cập. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng nhận ra vấn đề này, hiện Bộ GD&ĐT đang tính toán lại cách cộng điểm ưu tiên. Bộ đang có dự thảo tính toán lại cộng điểm thi đại học” - bà Nga cho biết.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cần xem lại cách thi, ra đề, chấm thi và cộng điểm ưu tiên hiện nay.

Cũng theo vị đại biểu Quốc hội này, điều quan trọng hiện nay là điểm thi tốt nghiệp của học sinh quá cao. Nếu như điểm thi cao phản ánh chất lượng đầu vào tốt thì không nói. Nhưng xét trên tổng thể và rất nhiều chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo cũng phản ánh rằng, có những năm điểm thi cao nhưng không hẳn điểm đầu vào của sinh viên tốt hơn nhiều năm về trước.

“20 năm về trước điểm thi đại học chỉ xấp xỉ 20 điểm nhưng chất lượng rất đảm bảo. Do đó, chúng ta phải xem xét lại, liệu có quá dễ dãi trong việc thi và chấm thi hay không để việc điểm thi quá cao như vậy. Việc không đủ sức phân hóa học sinh là nguyên nhân dẫn đến việc đại học điểm thi cao không phản ánh được thực chất, thực lực” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, trước đây hai kỳ thi riêng biệt, một kỳ thi THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học. Thi tốt nghiệp THPT điểm cao vì điểm thi mức độ đại trà. Vượt qua kỳ thi đó các em được chứng nhận hoàn thành bậc THPT.

Còn kỳ thi đại học mang tính phân hóa, giỏi thực sự mới có cơ hội được đậu vào đại học. Nhưng khi gộp chung kỳ thi, rồi tự chủ đại học các trường cạnh tranh nhau phải làm thế nào các trường đại học có đất sống, tuyển sinh càng nhiều càng tốt thì mức độ chuẩn hạ xuống nên lấy luôn kỳ thi tốt nghiệp làm điểm xét tuyển đại học.

“Mức độ phân hóa không cao dẫn đến tình trạng đẩy điểm đại học lên rất cao. Xảy ra tình trạng gần 30 điểm vẫn trượt ngành học yêu thích. Năm nay, điểm khối C trúng tuyển quá cao. Thời gian tôi đi thi khoảng năm 1994 - 1995 thi đại học khối C đối với trường Sư phạm đạt đến 17 điểm - 18 điểm là một sự cố gắng rất lớn.

Tôi nhớ năm đó điểm chuẩn Đại học Sư phạm cao nhất khối C là 17 điểm. Bạn nào có điểm 21 - 22 điểm là quá cao. Còn giờ thấy học sinh đạt 29 hay 30 điểm mới đỗ đại học là quá vô lý. Chúng ta cần xem lại cách thi và cách chấm thi, cách ra đề làm sao đảm bảo độ phân hóa” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga góp ý.

Theo bà cần rà soát lại đối tượng ưu tiên, cách cộng điểm ưu tiên. Còn những tiêu chí tính điểm ưu tiên áp dụng như hiện nay không còn phù hợp.

“Việc thi 2 trong 1 thì độ phân hóa không rõ ràng, chính vì vậy, để đạt đến điểm cao không khó, các em còn được cộng điểm ưu tiên. Hiện nay, chính sách cộng điểm ưu tiên ít nhiều đã lạc hậu vì thế cần có sự rà soát cho công bằng hơn đối với các thí sinh” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.

Qua trên, có thể thấy cách thi, ra đề, chấm thi và cộng điểm ưu tiên hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập, cần có sự xem xét, điều chỉnh để đảm bảo độ phân hóa cũng như sự công bằng cho các thí sinh.

Đọc thêm

Xem thêm