Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:03 16/08/2022

Thiếu tiền trả lương người lao động, nhiều doanh nghiệp nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản

Trên 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh, thiếu tiền trả lương khiến khu vực doanh nghiệp này đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Khó khăn về tài chính

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng tư vấn cải cải thủ tục hành chính) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về phản ánh về một số khó khăn, thách thức của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sau dịch Covid-19.

Cụ thể, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân đã tiến hành trao đổi với nhóm hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp địa phương, như: Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá quá cảnh Việt Nam – ASEAN; Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương; Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai...

Trên 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh

Kết quả cho thấy, bên cạnh bày tỏ sự tin tưởng vào các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là tinh thần Chính phủ chỉ đạo các cấp, ngành “nắm chắc tình hình, dự báo diễn biến” để phản ứng chính sách nhanh với bối cảnh kinh tế thế giới , thì hầu hết doanh nghiệp vẫn đứng trước khó khăn lớn về tài chính bởi những lý do như:

Thứ nhất, thiếu vốn lưu động: Do hậu quả của hơn hai năm đại dịch không có hoặc ít doanh thu, nhưng vẫn phải đảm bảo chi trả tiền nợ, lãi vay ngân hàng cùng các khoản khác để duy trì, vận hành doanh nghiệp ở mức độ tối thiểu.

Thứ hai, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao, tỷ giá USD/VND đã tăng từ đầu năm và tăng mạnh thời gian gần đây do Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất. Tỷ giá tăng làm tăng giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đối với các doanh nghiệp nhập khẩu giao dịch bằng USD.

Bên cạnh đó, việc giá nhiên liệu tăng cao do xung đột Nga-Ukraine kéo dài làm tăng áp lực lên chi phí vận tải và logistics vốn đã tăng rất cao trong hơn hai năm dịch, kéo theo sự tăng giá của một loạt mặt hàng.

Thứ ba, số lượng và lợi nhuận đơn hàng đầu ra sụt giảm, sự thắt chặt của điều kiện tài chính toàn cầu cộng với đứt gãy chuỗi cung ứng làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp đi rất nhiều ở hầu hết các thị trường.

Ngoài ra, việc đồng Việt Nam mạnh hơn tương đối so với những đồng tiền khác như: Yên Nhật hay đồng tiền chung châu Âu (Euro) khiến cho các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu tại Liên minh châu Âu, Nhật Bản chịu nhiều bất lợi do thu về những đồng tiền đang mất giá mạnh.

Thứ tư, khó khăn trong tiếp cận vốn vay, hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp tình trạng này vì một số yếu tố như: Quy mô doanh nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ nên tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thấp, dẫn đến việc các ngân hàng thường không ưu tiên cho các doanh nghiệp này vay. Trong khi đó, dòng tiền “tự thân” của các doanh nghiệp cũng nhỏ và không ổn định khiến các doanh nghiệp cơ bản không thỏa mãn được các điều kiện khi muốn tiếp cận những nguồn vay hỗ trợ, vay ưu đãi, vay vốn trung và dài hạn.

Ngay cả đối với các doanh nghiệp không gặp vướng mắc bởi hai yếu tố trên thì trong bối cảnh hiện nay, khi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng thương mại cũng không còn room tín dụng để cho doanh nghiệp vay.

Thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh đứng trước nguy cơ phá sản

Doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh đối diện nguy cơ phá sản

Thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của Việt Nam. Nếu không giải quyết vấn đề cho vay tín dụng thì các doanh nghiệp và hộ kinh doanh này sẽ có nguy cơ phá sản, bởi không có tiền trả lương cho người lao động, theo đó doanh nghiệp sẽ mất nguồn nhân lực. Ngoài ra, doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh và đầu tư mới, không thể khắc phục được các hậu quả sau 2 năm Covid-19 vừa qua.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò như những doanh nghiệp vệ tinh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong quá trình triển khai những dự án trọng điểm của đất nước. Do đó, việc cần thiết lúc này là phải có các biện pháp kiểm soát mức tăng lạm phát một cách hợp lý để nới room tín dụng, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nói trên.

"Nếu không sẽ xảy ra kịch bản trong năm tới là các doanh nghiệp này bị phá sản, không thể tồn tại được, kéo theo suy thoái kinh tế. Như vậy còn nguy hiểm hơn lạm phát” – Báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ.

Từ các thực trạng khó khăn đã được nhận diện ở trên, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân và các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cân nhắc để giải quyết khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

Cụ thể, đề xuất Chính phủ tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi. Đẩy nhanh các gói hỗ trợ kinh tế bao gồm gói bù lãi suất bổ sung 40 nghìn tỷ, giải ngân gói đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 113.050 tỷ đồng, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho phục hồi nền kinh tế.

Ngoài ra, đề xuất Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu phương án nâng “trần” tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại để ưu tiên thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh trọng điểm như du lịch, công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông-lâm-thủy sản; bên cạnh mục tiêu kiểm soát kỹ lưỡng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm