Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 20/10/2022

Thăm nghệ nhân hoa lụa 'canh giữ' mùa xuân của người phụ nữ Việt Nam

Nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh (số 5 phố Chả Cá, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm hoa lụa thủ công tại Hà Nội. Bà được mọi người yêu quý gọi với tên “Nữ hoàng hoa lụa Hà thành” và cũng là một trong số ít nghệ nhân ‘canh giữ’ mùa xuân của người phụ nữ Việt Nam.

Hàng năm, cứ vào dịp ngày lễ như mồng 8 tháng 3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10... là Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Mai Hạnh và các thành viên trong gia đình lại bận rộn với việc cắt tỉa hoa lụa cho thượng khách, các cơ quan, đoàn thể nhà nước... Bởi vì người nghệ nhân 72 tuổi đã quá nổi tiếng và có hơn 50 năm gắn bó với nghề hoa lụa tại khu Phố cổ Hà Nội. Bà được người dân thủ đô gọi với tên thân yêu "Nữ hoàng hoa lụa Hà thành". 

Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), phóng viên Báo Nhà báo và Công luận ghé thăm cửa hàng sản xuất hoa của Nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh tại số 5 Phố Chả Cá, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo quan sát, cửa hàng hoa của nghệ nhân Mai Hạnh chỉ có diện tích vỏn vẹn chưa được 10 m2. Tuy nhiên, tại tầng một của căn nhà nhỏ này lại chính là nơi nghệ nhân Mai Hạnh và các thành viên trong gia đình tạo ra nhiều tác phẩm hoa lụa thủ công tuyệt đẹp.

Người nghệ nhân “canh giữ” mùa xuân của phụ nữ Việt Nam 

Nghệ nhân Mai Hạnh chia sẻ, bà vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bà là con gái út xinh đẹp trong gia đình có 9 người con của nữ nghệ nhân Đông Dương Đoàn Thị Thái, và bà cũng là thành viên duy nhất trong gia đình kế nghiệp làm hoa của mẹ.

Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Mai Hạnh đang tạo ra sản phẩm hoa tại cửa hàng hoa số 5 Phố Chả Cá, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ảnh: Đình Trung

Nghệ nhân Mai Hạnh tâm sự: "Thời điểm những năm 60 của thế kỉ trước, cũng là thời kì đất nước đang chiến tranh mưa bom, bão đạn. Tại thời điểm đó, khi tôi đi sơ tán cùng gia đình ở bên Trâu Qùy thì ở đó có các hầm chông có mấu tre lộ thiên, do không để ý nên tôi vấp chảy máu. Sau đó bị nhiễm trùng và phải nghỉ không đi học mất một năm.

Một thời gian sau đó mẹ tôi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mở một trường dạy ở Hưng Yên dành cho những nghệ nhân giỏi có tên tuổi, về ẩm thực, nghệ thuật hoa lụa và tỉa hoa đu đủ... Mẹ tôi vốn là nghệ nhân Đông Dương và khi đó tôi được đưa đi sơ tán ở Hưng Yên để tiện việc trông nom. Gần năm sau đó, vết thương ở chân tôi đã đỡ và bắt đầu đi cùng với mẹ dạy cách làm hoa lụa ở các lớp và bắt đầu học mót nghề từ đó...".

Bà Hạnh bồi hồi nhớ lại, cũng chính quãng thời gian này mà tình yêu cái đẹp từ hoa trong tim bắt đầu trỗi dậy. Từ đó, nghệ nhân Hạnh bắt đầu cắt tỉa những loài hoa bằng niềm đam mê cháy bỏng. Từ những bông hoa đồng nội dọc đường bà ngắt về, khi thấy mẹ dạy thì bà cũng bắt chước cắt tỉa theo và dần dần thạo tay và có thể tự tạo ra những bông hoa lụa đầu tiên. "Việc cắt tỉa hoa hoàn toàn bằng kéo, dần dần quen tay và có thể tạo ra những tác phẩm bằng hoa lụa rất chân thật", nghệ nhân Mai Hạnh tâm sự. 

Sản phẩm hoa lụa tuyệt đẹp do bàn tay của nghệ nhân Mai Hạnh tạo ra - Ảnh: Đình Trung

Ngoài ra, bà Hạnh cho biết hiện tại cửa hàng hoa của bà đang là nơi lưu giữ mẫu của rất nhiều loài hoa và bà cũng cố gắng phát triển nghề làm hoa lụa như một loại hình đặc sắc của dân tộc. Bằng tài năng thiên phú, sự cẩn thận, tỉ mỉ trên từng cánh hoa, nên bà được người mọi người yêu quý và trân trọng, đặc biệt ưu ái gọi bà là "Nữ hoàng hoa lụa đất Hà thành" hay "Bông hoa lụa Hà thành".

Nghệ nhân Mai Hạnh cho biết bà nổi nhất là những tác phẩm hoa phong lan, với nhiều kiểu dáng khác nhau. Sau đó do được sự khích lệ của mẹ nên bà Hạnh gửi sản phẩm đi thi và giành được nhiều huy chương Vàng, bàn tay Vàng... cùng một số giấy chứng nhận và bằng khen danh giá. 

Với nhiều tác phẩm hoa tuyệt đẹp của mình mà nghệ nhân Mai Hạnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân khi mới 31 tuổi, và đến năm 2016, bà Hạnh chính thức được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân.

Hiện tại, đã có hàng ngàn tác phẩm hoa lụa được tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Mai Hạnh. Trong đó, phải kể đến tác phẩm hoa sen, bởi hoa sen dưới tay của nghệ nhân Mai Hạnh mang vẻ đẹp thuần khiết, có cả đài, nhụy và phấn hoa, cánh sen được nhuộm màu hồng, càng lên trên gần đài sen càng nhạt dần, trông chẳng khác nào hoa thật.

Video nghệ nhân Mai Hạnh tạo ra sản phẩm hoa lụa 

Chính vì vậy, mà vào ngày Quốc tế phụ nữ (mồng 8 tháng 3), hay ngày Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) hàng năm là cửa hàng hoa lụa của bà lại tấp nập khách tới đặt hoa và mua hoa. Bà Hạnh tâm sự: "Những ngày này gia đình tôi tất bật làm hoa để kịp trả hợp đồng và đơn của khách hàng, mọi người đều vui vẻ hỗ trợ nhau trong từng khâu chế tác sản phẩm hoa lụa. Giờ giấc làm việc tuy muộn hơn ngày thường nhưng đó là niềm vui của tôi trong suốt hơn nửa đời người gắn bó với nghề làm hoa lụa". 

Tài năng, chịu khó và hăng say với nghề, nghệ nhân Mai Hạnh nổi tiếng trong khâu tạo ra những sản phẩm hoa, trong đó có hoa cúc vàng mềm mại, những bông hồng đỏ rực và những bông sen hồng nhạt... tất cả đều toát lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát mang vẻ đẹp vô cùng chân thật, đậm nét văn hóa của người Việt.

Mang hoa lụa Việt Nam ra trường quốc tế 

Thông minh, yêu cái đẹp và khả năng làm hoa lụa thiên phú của nghệ nhân Mai Hạnh đã được nhiều người dân Hà Nội đón nhận. Bởi vậy, mà bà đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mời đi các nước lớn để biểu diễn và giảng dạy như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Pháp...

Nhớ lại ký ức năm nào, người nghệ nhân 72 tuổi dơm dớm nước mắt kể lại: "Vào năm 1988, tôi được mời sang Nhật Bản để biểu diễn cùng với 12 nghệ nhân khác trong khu vực Châu Á, họ đều có máy dập công nghiệp, mỗi lần dập được từ 8 đến 20 cánh hoa. Trong khi đó, tôi chỉ vỏn vẹn với chiếc kéo sắt và ít vải hoa. Khi đó tôi cũng hơi xấu hổ nhưng sau đó lại là người vinh dự và được chú ý nhất. Nhờ đôi bàn tay tài hoa của mình nên tôi đã biến hóa ra những cánh hoa lụa mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam".

Nghệ nhân nhân dân Mai Hạnh chụp ảnh lưu niệm với các vị lãnh đạo cấp cao trong Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Hội đồng Nhân dân... Ảnh: NVCC

“Khi đó tôi chỉ có đôi tay và 1 chiếc kéo, nhưng bạn bè các nước đều yêu thích sản phẩm của tôi, đến gian hàng của tôi đông nhất. Khi ở Fukuoka, tôi được Nhật Hoàng tặng bằng khen. Đấy là niềm vinh dự lớn không những cho gia đình mà cho cả đất nước Việt Nam”, bà Hạnh nhớ lại.

Tiếp chuyện với chúng tôi, đôi bàn tay của nghệ nhân Mai Hạnh vừa uyển chuyển những đường kéo nhanh như cắt tỉa những cánh hoa hồng tuyệt đẹp chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Bà Hạnh nhớ lại: "Sau phần thi tỉa hoa khi đó, Nhật Hoàng yêu cầu tôi cắt tỉa cánh hoa thêm một lần nữa và tôi rất vinh dự sau đó được ký tên vào cánh hoa và tặng trực tiếp cho Nhật Hoàng. Nhật Hoàng tỏ ra rất vui và trân trọng cánh hoa do tôi ký tặng...", bà Hạnh nói.

Chưa đầy 1 năm sau đó, phía Nhật Hoàng lại tiếp tục gửi giấy mời nghệ nhân Mai Hạnh sang chỉ dạy và các nước trong khu vực châu Á cũng liên tiếp gửi thư mời bà Hạnh sang biểu diễn về nghệ thuật cắt tỉa hoa lụa.

Trong suốt hơn 50 năm làm hoa lụa, nghệ nhân Mai Hạnh luôn hy vọng về việc bảo tồn và duy trì nghệ thuật cắt tỉa hoa lụa trong tương lai. Đối với nghệ nhân Mai Hạnh, việc giữ nghề làm hoa lụa đã khó mà giữ sao cho nghề không bị mai một lại càng khó hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi người nghệ nhân phải có định hướng truyền lại cho thế hệ trẻ, thế hệ nối nghiệp trong tương lai.

Bởi vậy, trong suốt những năm qua, ngoài việc tạo ra những sản phẩm hoa tại cửa hàng tại số 5 phố Chả Cá, nghệ nhân Mai Hạnh còn nhận lời mời đến những ngôi trường, làng nghề, làng hữu nghị để dạy nghề, truyền lại nghề cho biết bao thế hệ học sinh, tạo công ăn việc làm cho những người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ... Thậm chí, nghệ nhân Mai Hạnh còn chỉ dạy trực tiếp cho người ngoại quốc, những người là tín đồ của hoa lụa ở đất Hà Thành.

"Mỗi bông hoa lụa dù trông thật đến đâu thì nó vẫn là hoa giả mà thôi. Vì vậy, muốn thổi hồn vào những bông hoa đó thì mỗi người nghệ nhân phải thực sự yêu thích hoa, tỉ mỉ, cẩn thận trên từng đường kéo. Đặc biệt phải nâng niu hoa như những người nông dân yêu hoa cỏ...", Bà Mai Hạnh tâm đắc.

Tình yêu nghề, say nghề làm hoa của nghệ nhân Mai Hạnh hiện đang được Nhà nước và nhiều người dân Việt Nam và quốc tế đón nhận, ghi nhận. Tuy nhiên, để phát triển cơ sở làm hoa lụa lớn hơn thì hiện tại vẫn chưa đủ điều kiện.

"Làm hoa lụa là làm thủ công thì làm sao đủ tiền mua nhà mở rộng quy mô sản xuất, nên tôi mong được nhà nước quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất như đất để làm xưởng hay cửa hàng hoa rộng hơn. Để đủ điều kiện đáp ứng được những bản hợp đồng lớn và tạo công ăn việc làm cho những người dân, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ cũng như có cơ hội phát triển nghề truyền thống mang đậm bản sắc của người dân khu Phố cổ Hà Nội", bà Hạnh tâm sự. 

Đọc thêm

Xem thêm