Thị trường hàng hóa
Dự hội nghị có ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL; các chuyên gia, doanh nghiệp, Hiệp hội du lịch trong và ngoài tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong thời gian qua công tác phối hợp triển khai các nội dung hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL được đẩy mạnh với nhiều hoạt động sáng tạo, thúc đẩy du lịch vùng có nhiều chuyển biến, thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội du lịch và tạo ra những giá trị khác biệt của thị trường du lịch nội địa và quốc tế.
“Tỉnh Cà Mau đã tập trung, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch và đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhất là quan tâm công tác quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch, du lịch kết nối, với điểm nhấn là Chương trình Cà Mau điểm đến năm 2023 với chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Với sự gắn bó chặt chẽ, chỉ đạo thực hiện đồng bộ giữa các tỉnh cùng sự chủ động, sáng tạo, kiên trì của cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp du lịch, thì du lịch của vùng ĐBSCL và TPHCM sẽ phát triển mạnh mẽ, hiệu quả thực chất hơn”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh.
Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch THCM và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL là chương trình liên kết hợp tác đầu tiên về du lịch được triển khai trên phạm vi rộng và không gian liên kết đa dạng với 05 nội dung: Quản lý nhà nước về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến đầu tư du lịch.
Trong năm 2023, các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã chủ trì tổ chức 7 chương trình khảo sát du lịch (Famtrip), kết nối các doanh nghiệp du lịch – lữ hành của TPHCM và các tỉnh, thành khác với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch tại: Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau với khoảng 600 lượt doanh nghiệp du lịch – lữ hành tham gia kết nối.
Đồng thời tổ chức nhiều không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, chương trình du lịch, sản phẩm đặc trưng địa phương gắn với du lịch, các hoạt động kết nối, xúc tiến du lịch, đẩy mạnh liên kết vùng.
Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã phát huy vai trò của TPHCM là cửa ngõ thuận lợi, tiếp giáp các tỉnh, thành trong khu vực tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đây thực sự là không gian chung của các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, doanh nghiệp đầu tư du lịch... tạo nên sự cộng hưởng với những giá trị kép từ các chính sách kích cầu du lịch rất hấp dẫn.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo TPHCM và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành trao đổi, thảo luận bàn giải pháp thúc đẩy liên kết hợp tác phát triển du lịch trong năm 2024 với mục tiêu phát triển du lịch TPHCM và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL ngày càng vững mạnh và hiệu quả hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm