Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:16 30/06/2022

Tại sao chiếc vĩ cầm Stadivarius lại có giá tới 20 triệu USD?

Messiah Stradivarius từ hàng trăm năm nay luôn là một trong những chiếc vĩ cầm nổi tiếng và đắt nhất thế giới. Cây danh cầm được nghệ nhân bậc thầy người Ý Antonio Stradivari (1644 – 1737) chế tác cách đây hơn 300 năm, có ước tính trị giá tới 20 triệu USD.

Đã từ hàng trăm năm nay, những cây đàn Stradivarius (Strads) luôn nổi tiếng là những món nhạc cụ tốt nhất thế giới. Được chế tác tỉ mỉ, sở hữu âm thanh tuyệt hảo và trải qua bao thăng trầm lịch sử, những bảo vật âm nhạc này lại càng trở nên quý hiếm hơn. Trong danh sách 12 cây vĩ cầm của Antonio Stradivari (12 Stradiavari) nổi tiếng nhất còn lại đến bây giờ, chiếc Messiah Stradivarius nổi lên trong danh sách như một trong những báu vật đắt giá nhất. Cây đại danh cầm đã được đấu giá lần cuối cùng với giá 20.000.000 USD, và gần đây đã được phép “nghỉ hưu” nằm yên vị trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh sau hơn 300 năm kể từ ngày được sản xuất.

Chiếc vĩ cầm lừng danh Messiah Stradivarius trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)
Chiếc vĩ cầm lừng danh Messiah Stradivarius trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)

Giống như mọi tuyệt tác khác của Antonio Stradivari, âm thanh của Messiah là tuyệt hảo và âm vực của nó không thể bị sao chép bởi bất cứ thứ nhạc cụ nào. Âm thanh dịu êm, mềm mại của cây đàn trứ danh không chỉ mê hoặc người nghe mà còn khiến chính trái tim người chơi nhạc cũng vang lên những rung cảm ngọt ngào.

Messiah Stradivarius không chỉ hấp dẫn người yêu âm nhạc bởi chất âm độc nhất, hấp dẫn giới sưu tầm bởi giá bán hàng chục triệu đô la, mà còn hấp dẫn giới yêu khám phá “vén màn” những bí ẩn phủ quanh cây đại danh cầm đã kinh qua ba thế kỷ.

“Giải mã” những bí mật làm nên cây vĩ cầm xuất sắc nhất thế giới

Là cây vĩ cầm huyền thoại, có chất lượng âm thanh độc nhất vô nhị, Messiah Tradivarius nhận được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu chuyên môn. Theo nhiều những kết luận của các công trình khoa học đã dày công nghiên cứu, một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên chất âm tuyệt hảo của Messiah chính là chất liệu mà Atonio Stradivari đã dùng để chế tác ra nó. Đó chính là gỗ vân sam.

Đây là loài cây có sức sống lâu đời nhất thế giới, tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm và có những đặc tính chuyên biệt phù hợp cho việc chế tác nhạc cụ chất lượng cao. Không thể phủ nhận tay nghề làm đàn thiên tài của Antonio Stradivari. Tuy nhiên, để có thể để lại cho đời một Messiah đỉnh cao, gỗ vân sam được cho là một trong những yếu tố đã giúp chiếc đàn bền bỉ đến tận ngày nay.

Nghệ nhân bậc thầy Antonio Stradivari đích thân đốn cây gỗ Vân sam về làm đàn violin Messiah Stradivarius năm 1716. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)
Nghệ nhân bậc thầy Antonio Stradivari đích thân đốn cây gỗ Vân sam về làm đàn violin Messiah Stradivarius năm 1716. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)

Chuyện kể lại rằng, để chế tác chiếc Messiah trứ danh, đích thân cha đẻ của nó – nghệ nhân Antonio Stradivari đã lặn lội đến tận "xứ sở" vân sam cổ thụ ở thung lũng Fiemme miền bắc nước Ý để săn tìm chất liệu nghìn năm. Ông áp tai vào từng cây vân sam một, dùng búa gõ để nghe tiếng ngân, hài lòng rồi ông mới quyết định chặt cây.

Tìm được cây vân sam ưng ý rồi, Antonio không vội vàng bắt tay vào đốn hạ cây và làm đàn ngay. Nổi tiếng với sự tỉ mỉ và kỹ tính, nghệ nhân trứ danh đã tính toán và chọn thời điểm tự tay chặt cây vào một đêm không có trăng của tháng 1 để có được những miếng gỗ nhẹ nhất (vào thời điểm này nhựa cây đều dồn xuống bộ rễ nên thân cây "nhẹ" hơn).

Công đoạn tiếp theo là phơi gỗ trong ít nhất một năm để nhựa gỗ được oxy hóa và nước trong gỗ bay hơi hết. Kết quả là trải qua hàng trăm năm, cùng với chất âm tuyệt hảo, chất gỗ để chế tác nên cây đàn cũng không hề bị nứt nẻ hay cong vênh, qua đó giữ cho cây đàn tuyệt tác có thể tồn tại bền bỉ đến tận ngày nay.

Họa tiết tinh xảo trang trí trên thân Messiah Stradivarius. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)
Họa tiết tinh xảo trang trí trên thân Messiah Stradivarius. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)

Một trong những yếu tố khác nữa làm nên sự độc tôn của Messiah, đó là năm ra đời của nó. Đây được coi là giai đoạn vàng trong cuộc đời chế tác của thiên tài Atonio Stradivari. Những so sánh và nghiên cứu cho thấy những cây đàn được chế tác trong những năm 1700 – 1720 có chất lượng vượt trội, và là những cây đàn tốt nhất mà danh tài người Ý đã chế tác ra.

Messiah trứ danh đã được chế tác năm 1716, là "thời kỳ vàng" đỉnh cao trong tay nghề của nghệ nhân Antonio Stradivari.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ở châu Âu những năm 1645 đến 1715 đã xuất hiện giai đoạn “Tiểu Băng Hà” gây nên những mùa đông cực lạnh. Chính điều này đã làm chậm sự phát triển của cây vân sam, giúp cho chất gỗ của cây trở nên "đặc" và bền hơn rất nhiều. Sự tinh tế và am hiểu kỹ thuật bậc thầy của Antonio giúp ông thừa hiểu điều này, và những đứa con tinh thần của ông đã được chế tác bằng những thớ gỗ vân sam tốt nhất trong lịch sử.

Báu vật trăm năm của người nghệ sĩ và những giá trị để lại

Một cây violin, viola hoặc cello của Stradivari đại diện cho đỉnh cao của kỹ thuật âm thanh và không một ai hay thứ gì có thể sao chép các quãng âm độc đáo của chúng.

Tất cả những nhạc cụ mà Stradivari tạo ra được gọi là Stradivarius (tên Latinh hóa của ông). Đến khi qua đời vào năm 1737, ông đã tạo ra hơn 1.100 nhạc cụ, 650 trong số này vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay. Trong giới nghệ thuật thì Stradivarius được coi là chuẩn mực cao nhất trong nhạc cụ có dây.

Những chiếc đàn mang "thương hiệu" Stradivarius (gọi tắt là Strads) đều được bán với giá cao ngất ngưởng tính bằng con số hàng triệu USD. Riêng Messiah Stradivari đã được trả giá 20 triệu USD trong lần đấu giá cuối cùng. Chiếc danh cầm hiện đã được "nghỉ hưu" và trưng bày trong Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh. Điều này gây ra tiếc nuối và lo lắng, bởi rất nhiều người vẫn chưa có cơ hội được tận mắt chứng kiến và lắng tai nghe Messiah cất tiếng một lần trong đời.

Đối với mọi nghệ sĩ vĩ cầm trên thế giới, một lần được cầm trên tay chiếc violin huyền thoại Messiah Stradivarius là vinh dự của cả cuộc đời. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)
Đối với mọi nghệ sĩ vĩ cầm trên thế giới, một lần được cầm trên tay chiếc violin huyền thoại Messiah Stradivarius là vinh dự của cả cuộc đời. (Ảnh: Nguồn Quốc Tế)

Fausto Cacciatori, người phụ trách của Cremona Museo del Violino, bảo tàng của các nhạc cụ vô giá ở Cremona, Ý, nói rằng mỗi cây đàn của Stradivari có cái "thần" của riêng mình. Nhưng ông cũng nói thêm, âm thanh đặc biệt của chúng chắc chắn sẽ thay đổi, thậm chí có thể bị mất đi chỉ trong vài thập kỷ tới nếu không được đầu tư bảo quản đúng mức.

"Đó là một phần trong vòng đời của nhạc cụ," ông Cacciatori nói. "Chúng tôi bảo tồn và duy tu chúng, tuy nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, chúng quá mỏng manh để chơi nhạc và chỉ có thể đem ra trưng bày."

Dù là báu vật vô giá và đang được bảo quản kỹ lưỡng, hiện Messiah Stradivari vẫn đang trong tình trạng rất tốt, và chưa có thông tin gì về việc cây đàn sẽ phải nghỉ hưu vĩnh viễn. Vì vậy tất cả những người mơ mộng và yêu âm nhạc trên thế giới đều vẫn còn nguyên cơ hội để được nghe Messiah cất tiếng ít nhất một lần trong đời.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm