Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:20 01/02/2023

Sương Nguyệt Anh - nữ tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam được Google Doodle tôn vinh

Bà Sương Nguyệt Anh, người được coi là nữ tổng biên tập Việt Nam, nữ chủ bú tờ 'Nữ Giới Chung' đã được Google Doodle tôn vinh vào hôm nay (1/2/2023).

Bà Sương Nguyệt Anh - người con gái tài sắc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Trong lời giới thiệu, Google Doodle cho biết: Bà Sương Nguyệt Anh là nữ tổng biên tập đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam.

Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê, sinh ngày 8/3/1864 tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Bà là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, mẹ là bà Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc.

Google Doodle hôm nay tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh. Ảnh: Google

Từ nhỏ, cùng với chị gái, bà đã được cha dạy cho cách đọc sách và thơ phú. Cả hai nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều.

Cha qua đời khi Sương Nguyệt Anh ở tuổi 24. Bà và anh trai tiếp quản trường học của cha để dạy cho người dân địa phương. Tri phủ Ba Tường - ông Phủ Xuyên đến hỏi bà làm vợ không được nên mang lòng oán hận, tìm cách hãm hại. Để tránh tai họa, bà cùng gia đình người anh (Nguyễn Đình Chúc) chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu.

Tại đây, bà kết hôn và sinh một cô con gái. Hai năm sau, chồng bà qua đời. Bà thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy chữ Nho cho học trò trong vùng để sinh sống. Cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ "sương" (孀), thành "Sương Nguyệt Anh", có nghĩa là "Nguyệt Anh goá chồng".

Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bà từng bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang Nhật du học.

Nữ chủ bút tài hoa và trí tuệ

Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh sang Nhật du học.

Năm 1917, Sương Nguyệt Anh đưa cháu ngoại lên Sài Gòn, cùng một nhóm chí sĩ yêu nước chuẩn bị xuất bản tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. Ngày 1/2/1918, báo Nữ giới chung ra số đầu tiên, Sương Nguyệt Anh trở thành nữ chủ bút báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam. Nữ giới chung chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tòa soạn báo đặt tại số nhà 155 đường Taberd, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM).

Báo Nữ Giới Chung - nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút năm 1918.

Tuy nhiên sau gần một năm hoạt động, xuất bản được 22 số báo, tháng 7/1918, tờ báo bị đình bản. Suốt các số báo đó, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tài năng và tâm huyết của mình để góp phần làm chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Những số báo phát hành đều đề cập đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe với nữ giới thời đó, đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ.

Sương Nguyệt Anh sáng tác nhiều, nhưng không gom thành tập. Nay chỉ còn một số bài thơ, như Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến... và vài bài vè như Vè tiểu yêu, Vè thầy Hỷ, Vè đánh đề.

Sau "Nữ giới chung", bà lại được mời làm chủ bút tờ Đèn Nhà Nam (tờ báo cải biến từ Nữ giới chung) nhưng bà từ chối.

Sương Nguyệt Anh qua đời vào tháng 1/1921 tại làng Mỹ Chánh Hòa, thọ 57 tuổi. Bà được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện nay thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Sương Nguyệt Anh nổi tiếng với trí tuệ và tư duy cởi mở cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Nhân vật được Google Doodle tôn vinh hôm nay là người tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam và mở đường cho các thế hệ sau. Bà có mối quan hệ với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và đối xử với họ một cách tôn trọng.

Có một số đường phố mang tên Sương Nguyệt Anh ở các thành phố như Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Vũng Tàu.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm