Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:35 08/06/2024

Sản lượng điện thương phẩm cả nước đạt 110 tỷ kWh

Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, sản lượng điện thương phẩm của cả nước trong 5 tháng đầu năm đạt khoảng 110 tỷ kWh, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiêu thụ điện tăng mạnh không chỉ bởi thời tiết nắng nóng gay gắt tái diễn ở nhiều khu vực trên cả nước, mà còn đến từ sự hồi phục của nền kinh tế sau giai đoạn COVID-19.

Sản lượng điện thương phẩm cả nước đạt 110 tỷ kWh

 

Cụ thể, lượng điện cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng trong thời gian trên tăng 11,1%; điện cấp cho tiêu dùng dân cư cùng thương mại - dịch vụ tăng tới 18%. Những con số này đều vượt xa mức dự báo tăng trưởng (chỉ khoảng 9,15%) đưa ra khi phê duyệt vận hành hệ thống năm 2024.

Từ khi bước vào cao điểm khô hạn nắng nóng (tháng 4/2024) đến nay, việc cấp điện vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên như đầu hè năm 2023.

Để làm được điều này, ngành điện đã phải chuẩn bị từ tháng 10 năm ngoái và liên tục có các biện pháp điều chỉnh rất mạnh tay.

Cụ thể, các nguồn thủy điện có giá thành sản xuất thấp hơn giá bán lẻ điện bình quân được huy động rất dè chừng theo tình hình thủy văn nước về, với mục tiêu giữ nước cao nhằm đảm bảo cung ứng điện đến cuối mùa khô (tháng 6). Cũng nhờ vậy, đến cuối tháng 5/2024, sản lượng điện tương ứng lượng nước tích trong các hồ là khoảng 7,8 tỷ kWh, cao hơn 2,1 tỷ kWh so với kế hoạch đặt ra.

Để giữ nước thủy điện, EVN cũng đã huy động tối đa nguồn nhiệt điện than, khí với mức giá nhiều khi cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành. Đơn cử, theo kế hoạch vận hành hệ thống được phê duyệt ban đầu, nguồn điện khí chạy bằng khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu gần như không đáng kể trong cả năm 2024, thì nay, hệ thống đã dùng tới tàu LNG thứ 3 để phục vụ phát điện. Tính ra, nguồn điện than, khí được huy động trong 5 tháng đầu năm đã vượt kế hoạch điều chỉnh 3,52 tỷ kWh.

Như vậy, để đảm bảo cấp điện liên tục và ổn định, EVN đã phải hy sinh mục tiêu cân đối tài chính của mình. Chưa kể, việc hạn chế phát thủy điện còn khiến nhiều địa phương liên quan rất phiền lòng vì hụt thu ngân sách, vì lo không đủ nước cho sinh hoạt và nông nghiệp mùa khô hạn.

Đọc thêm

Xem thêm