Thị trường hàng hóa
Bài toán về bảo tồn và phát huy
Di sản văn hóa là sự biểu hiện lối sống của cộng đồng, do các cộng đồng sáng tạo nên và được truyền từ đời này sang đời khác. Di sản văn hóa bao gồm các thành tố mang tính phi vật thể như phong tục, nghi lễ, lễ hội, tri thức địa phương, niềm tin, hệ giá trị, nghệ thuật,... và các thành tố mang tính vật thể như đình, đền, miếu, nhà ở.
Di sản văn hóa thường được nhấn mạnh ở khía cạnh giá trị là tài sản văn hóa, thể hiện bản sắc và sự kế tục. Trong một thời gian dài, di sản văn hóa được xem là sản phẩm của quá khứ, phản ánh và thể hiện các giá trị, niềm tin, tri thức,... mang tính truyền thống, thuộc về quá khứ.
Cách hiểu như vậy đã bỏ qua nhiều chiều cạnh kinh tế - xã hội mang tính đương đại của di sản văn hóa, vì thế, di sản văn hóa dường như rất khó gắn với phát triển - khái niệm được xem là thuộc về hiện tại và tương lai.
Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và phát triển không chỉ là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, mà còn là chủ đề trong các diễn đàn chính trị quốc tế từ những năm 50 của thế kỷ XX, khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa di sản văn hóa vào trong các hoạt động của mình.
Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa Pháp. Quá trình này không chỉ đánh dấu sự chuyển hóa phương thức sản xuất từ “thủ công” sang “công nghiệp” mà còn là quá trình giao thoa văn hóa Đông - Tây, và cả quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các quốc gia thuộc địa.
Như vậy, các di sản công nghiệp ở châu Á có giá trị lịch sử đa chiều, đa nghĩa hơn cả các di sản công nghiệp ở phương Tây. Tại Việt Nam, sự phát triển nóng ở các đô thị thời gian qua đã xóa sổ khá nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thời kỳ đầu với nhiều giá trị vật thể và phi vật thể gắn liền với chúng.
Cái "bắt tay" của công nghệ và di sản
Qua nhiều thăng trầm, mối quan hệ giữa di sản văn hóa và phát triển hiện nay được nhìn nhận một cách tích cực và ngày càng gần hơn với vai trò thực tế trong xã hội. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ số trong giải pháp quan trọng để lưu trữ dữ liệu, quản lý và bảo tồn di sản.
Quá trình phỏng dựng và phục dựng di sản gặp nhiều khó khăn bởi hiện vật gốc chỉ còn lại một phần hoặc là những mảnh vỡ, tàn tích. Các nhà nghiên cứu di sản phải dựa vào tài liệu sưu tầm, khảo cứu, tiếp cận dữ liệu, đưa ra nhiều giả thuyết và bắt tay với các công ty về công nghệ tạo nên những sản phẩm di sản số.
Bằng những công nghệ tiên tiến, các không gian di tích, hiện vật, bối cảnh lịch sử… đều được tái hiện sống động trong một hình hài mới, nhập cuộc với nhịp sống đương đại.
Mới đây, liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam phối hợp với Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Phygital Labs công bố dự án "Ứng dụng công nghệ vật lý số nâng tầm giá trị di sản" với hy vọng tìm kiếm, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một.
Các nghiên cứu kết hợp giữa công nghệ và văn hóa truyền thống này sẽ được phát triển thành sản phẩm vật lý số, được định danh số trên nền tảng blockchain và truyền tải thông tin qua chip NFC…
Mở đầu chiến dịch Tầm Chân là dự án "Nghê Văn Miếu". Đó là dự án hợp tác giữa Trung tâm thông tin UNESCO (UNET), công ty Phygital Labs cùng Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và TS Mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế. TS Trần Hậu Yên Thế có công trình nghiên cứu sâu sắc về Nghê Việt và đã ra mắt cuốn sách mang tên "Nghê nơi cửa Khổng sân Trình".
Dự án nhằm đưa hình ảnh Nghê - một linh thú thuần Việt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Để từ đó hướng tới mục tiêu của chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm