Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 20/11/2022

Nước mắt người thầy bao giờ thôi rơi?

“Đã mang cái nghiệp vào thân/Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa” - dù ý thức rất rõ đã chọn nghề làm thầy là chọn những tận tụy, vất vả, hy sinh… đã yêu nghề, chọn nghiệp thì chẳng chút từ nan…

Nhưng đôi khi, những người làm thầy, làm cô, vẫn chẳng thể nào tránh khỏi những ngậm ngùi, thậm chí rơi nước mắt, bởi những áp lực quá lớn từ cái nghiệp mình đã trót đeo mang.

1. Sáng 16/11/2022, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 1 gồm ông Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM và ông Nguyễn Thanh Sang - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã tiếp xúc cử tri TP. Thủ Đức.

Theo tường thuật của phóng viên Báo Tuổi trẻ, tại buổi tiếp xúc, giáo viên Vũ Thị Minh xúc động nói về tình trạng giáo viên nghỉ việc vì áp lực công việc. Hiện nay ngoài giảng dạy tại trường, đến tối giáo viên còn phải làm rất nhiều sổ sách không cần thiết. “19 năm công tác, chúng tôi nản lắm. Nản không vì lương thấp mà lương thấp nhưng áp lực lại quá cao” - cô Minh bật khóc. Cô Minh cho biết thêm, vừa qua TP có chính sách tăng thu nhập cho giáo viên, nhiều người đã rất vui mừng. Nhưng khi thực hiện mới thấy chính chính sách này lại tạo thêm áp lực thi đua cho đội ngũ giáo viên.

“Giáo viên phải nỗ lực thi đua để được hưởng chế độ trong khi nhiều trường tiêu chí xét rất khó. Có những ngày nằm viện hay nhà có tang, nghỉ dạy vẫn bị trừ điểm thi đua. Chúng tôi cảm thấy như đang đội trên đầu chiếc vòng kim cô, siết ngày càng chặt, tinh thần không thể nào thoải mái để làm việc”, cô Vũ Thị Minh chia sẻ.

Cô Vũ Thị Minh cũng kể lại một chuyện mà theo cô là rất đỗi đau lòng: “Như việc chúng tôi lên tiết để trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên thực tập chỉ được cộng 1 điểm thi đua nhưng hiến máu lại được cộng đến 3 điểm. Do đó, giáo viên lại rủ nhau hiến máu cho thật nhiều. Hiến máu là công việc cao cả nhưng giáo viên cứ đi hiến máu về lại mệt nghỉ cả ngày, cả lớp phải nghỉ theo”.

Những giọt nước mắt, nỗi ấm ức, đau lòng của người làm thầy, rơi đúng dịp ngày tôn vinh chính họ, thật đáng suy ngẫm.

Khóc vì “áp lực nghề nghiệp”, vì “gánh nặng của nghề giáo” - điều đáng buồn này lại chẳng phải bây giờ mới xảy đến. Cách đây đúng 4 năm, cũng đúng vào những ngày tôn vinh những người làm thầy, báo điện tử Dân trí, cũng từng đăng tải bài viết về một cô giáo đã từng khóc vì áp lực nghề giáo.

“Thi xong cấp quận, tôi là một trong hai giáo viên được lựa chọn thi cấp thành phố. Trong khi các giáo viên trong trường đang liên hoan tưng bừng, tối 19/11, một mình tôi ngồi ở lớp, trang trí, dặn dò học sinh cốt cán và xem lại mọi thứ cho ngày thi sắp tới. Lúc đó tôi đã khóc. Tôi chưa bao giờ cảm thấy nghề này lại khổ sở áp lực như thế”, tờ báo dẫn lời cô Dương Thị Phương Thảo - giáo viên trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Ba Đình, Hà Nội) tại Hội thảo “Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông hiện nay” do Viện Nghiên cứu hợp tác tổ chức giáo dục tổ chức ngày 16/11/2018. Áp lực mà cô Dương Thị Phương Thảo kể đến là áp lực về thi cử, của các cuộc thi giáo viên dạy giỏi.

Trong buổi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt các giáo viên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 ngày 15/11 vừa qua, thầy giáo Nguyễn Duy Khánh - giáo viên Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, tháng 11 là tháng tri ân, nhưng cũng là tháng khổ nhất của thầy cô bởi phải thi đua tất cả các trường, các lớp. Giáo viên phải chuẩn bị các buổi thao giảng mất đến hàng tháng với những áp lực nặng nề, vì không được phép lỗi và diễn nhiều hơn thực tế.

Theo thầy Khánh cho rằng hiện giáo viên không cảm thấy hạnh phúc vì gánh nặng của những hồ sơ, sổ sách và lãnh đạo nhà trường cũng khó có hạnh phúc khi bị áp lực thành tích quá nặng. Thầy Khánh cho biết, giáo viên thì bị áp lực nặng về hành chính như sổ sách, thao giảng… khiến không có thời gian để phát triển chuyên môn và quan tâm đến học sinh. “Chúng tôi chỉ mong làm sao được nở nụ cười nhiều hơn, được phụ huynh và xã hội chia sẻ và bảo vệ để có động lực với nghề”, thầy Khánh bày tỏ.

Nếu để ý, sẽ thấy, áp lực của cô Vũ Thị Minh, cô Dương Thị Phương Thảo, thầy giáo Nguyễn Duy Khánh đều khá giống nhau, đó là câu chuyện thi giáo viên dạy giỏi, áp lực thi đua… chứ không phải là việc phải dành quá nhiều thời gian, công sức cho việc dạy dỗ học trò.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lắng nghe chia sẻ của thầy cô tại buổi gặp mặt các giáo viên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" ngày 15/11/2022. Ảnh: Bảo Anh

 

2. Điều quan ngại là sau khoảng thời gian 4 năm, những áp lực ấy vẫn tiếp diễn. Nghĩa là, dù câu chuyện áp lực thi đua, áp lực thành tích tại trường… đã được báo chí, dư luận nêu ra, thậm chí đã được chỉ đích danh trên diễn đàn Quốc hội, tại nhiều cuộc gặp mặt, toạ đàm… nhưng tất cả đã gần như không có sự chuyển biến tích cực nào.

Điều đáng buồn hơn nữa là chừng ấy chưa phải là tất cả áp lực mà các thầy cô đang phải gánh trên vai. Báo chí những năm qua không hiếm những tin tức về chuyện “trò, phụ huynh đánh thầy cô giáo”.

Hồi năm 2018, dư luận đã từng hết sức bất bình trước câu chuyện do phạt học sinh, cô giáo B.T.T.N, giáo viên lớp 4/3 Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi ngay tại trường suốt 40 phút.

Cũng ở Long An, ngày 19/5/2020 cô giáo Đ.Th.Th., Trường TH-THCS Lộc Giang (huyện Đức Hòa, Long An) vừa bước ra trước cửa lớp, cô Th. bị một phụ huynh cầm nón bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu khiến cô gục xuống nền đất, bất tỉnh. Nguyên nhân được cho là do chiều hôm trước, con của phụ huynh này về nhà trễ. Dù lãnh đạo nhà trường đã giải thích và cho biết sẽ trao đổi lại, nhưng người này vẫn xông vào đánh cô Th…

Ngày 31/10/2021, thầy L.Đ.H., giáo viên môn toán của Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Quận 6, TP.HCM) bị một học sinh lớp 10C20 đánh ngay trong giờ học. Theo lời kể của các học sinh lớp 10C20, học sinh tên Huy của lớp 10C20 vi phạm nội quy nhà trường. Đến tiết học thứ hai của lớp 10C20 là môn Toán, cũng là giờ dạy của thầy L.Đ.H. - giáo viên chủ nhiệm của lớp, thầy H. đã nhắc nhở và gọi Huy ra cho giám thị xử lý, nhưng học sinh này đã đánh thầy chảy máu đầu….

Nhiều tờ báo thời điểm ấy đã đặt câu hỏi: Liệu bị học sinh hành hung, thầy cô giáo có phải cắn răng chịu đựng? Chẳng nhẽ, ai cũng có thể “ra tay” với người làm thầy?

Rồi một câu hỏi, tưởng chừng như quá cũ, quá mòn, nhưng năm nào, cứ đến ngày Hiến chương các nhà giáo, lại được ra rả khắp các mặt báo: Nhà giáo sống được bằng lương: Bao giờ thành hiện thực? Thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục thì chỉ riêng năm học 2021 - 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành Giáo dục, trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người.

Chính đương kim “Tư lệnh ngành” Nguyễn Kim Sơn đã phải thừa nhận, tình trạng giáo viên nghỉ việc là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống. “Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi chi phí thiết yếu cho cuộc sống như ăn, ở, nuôi con, chăm sóc sức khỏe… khá cao” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.

3. Tự bao giờ nghề giáo thành gánh nặng với chính những người đã trót theo nghiệp làm thầy? Dù tự ngàn xưa, trong một xã hội trọng nghĩa, trọng chữ như Việt Nam ta, nghề làm thầy đã được mệnh danh là “nghề trồng người”, “nghề chở đò”, một nghề thiêng liêng, cao quý, dân gian đã luôn nhắc nhớ: “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và giao Chính phủ từ 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Theo đó, nếu tính các khoản thu nhập từ lương và phụ cấp, thu nhập của giáo viên THPT có thể đạt tới 20 triệu đồng/tháng. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, phải khi nào xem lương giáo viên đạt 20 triệu đồng/tháng là phổ biến, không phải là trường hợp đặc biệt thì người làm thầy, làm cô mới có thể tạm yên tâm về thu nhập để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Ngày 20/11, ngày tôn vinh những người làm thầy, nhưng thật đáng buồn vẫn cứ phải nhắc về những giọt nước mắt.

Vẫn biết là “đã mang lấy nghiệp vào thân”, nhưng thiết nghĩ với một nghề rất đỗi đặc biệt như nghề thầy giáo, hãy để người làm thầy khóc vì xúc động, vì hạnh phúc bởi vì sự trưởng thành, tử tế của học trò mình, chứ không phải khóc vì những áp lực, nỗi đau ấm ức. Nhưng, biết đến bao giờ?

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm