Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 24/06/2023

Những kỷ vật “biết nói” của báo chí Quảng Ninh

Kỷ vật là máy ảnh, ống kính, phim, máy phát thanh, máy ghi âm,… được lưu giữ tại Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Thư viện tỉnh, nhà truyền thống ngành than của nhiều nhà báo, phóng viên, cộng tác viên qua các thời kỳ cách mạng khiến những ai tận mắt chứng kiến cũng đều phải trầm trồ và thán

Những kỷ vật “biết nói” cùng năm tháng

Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Truyền thông tỉnh hiện trưng bày nhiều hiện vật gắn liền với sự phát triển của báo chí Quảng Ninh từ thời kỳ đầu tiên cho đến nay như: Loa phát thanh, radio, máy ảnh, máy quay, điện thoại, điện đàm, băng đĩa, máy ghi âm, chân máy camera, chân micro, ống kính, đèn flash máy ảnh, loa truyền thanh, đầu dựng phim... của các thế hệ phóng viên.

Hàng năm, những kỷ vật liên quan đến phương tiện tác nghiệp của các phóng viên, các tác phẩm báo chí xưa được trưng bày tại Hội Báo Xuân, hay đặt thường xuyên tại tầng lửng của Thư viện tỉnh. Những tác phẩm quý báu này được trưng bày trang trọng trong tủ kính để phục vụ bạn đọc và du khách tham quan.

Những kỷ vật “biết nói” của báo chí Quảng Ninh được trưng bày tại Thư viện tỉnh Quảng Ninh.

Ti

Thư viện tỉnh Quảng Ninh hiện sưu tầm trên 200 loại báo, tạp chí và đóng bìa lưu trữ 7.424 quyển báo, tạp chí khác đã được xuất bản trong hơn nửa thế kỷ qua. Trong đó, hàng ngàn trang báo của thế hệ những người làm báo Quảng Ninh được lưu giữ cẩn thận.

Máy quay phim M7 (CTV mỏ than Khe Chàm sử dụng để phối hợp đưa tin cùng với các cơ quan báo chí từ năm 1992).

Thời gian gần đây, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức hiến tặng các tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Theo đó, 13 hội viên nhà báo của tỉnh đã hiến tặng các tư liệu, hiện vật mà bản thân lưu giữ được trong quá trình tác nghiệp báo chí qua các thời kỳ.

Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí của tỉnh cũng đã hiến tặng một số tư liệu, hiện vật, gồm: Máy quay phim M.1000, bức tranh Bác Hồ đọc báo Quảng Ninh, các bức ảnh tác nghiệp mang dấu ấn của báo chí Vùng mỏ, bức ảnh trụ sở Báo Than (Cơ quan báo chí của tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Vùng mỏ) xuất bản bí mật những năm 1928-1929, các số báo mang dấu ấn của báo chí Vùng mỏ, báo chí Quảng Ninh...

Máy ảnh Nikon FM10 được nhà báo Băng Sơn dùng để cộng tác với các cơ quan báo chí trong nhiều năm.

Nhiều năm nghiên cứu về báo chí Quảng Ninh qua các thời kỳ, ông Đỗ Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: Cuối năm 1928, những người cộng sản đầu tiên ở Vùng mỏ ngay trong ngày thành lập Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đã quyết định cho ra một tờ báo lấy tên là Than, phát hành trong công nhân, để tuyên truyền giác ngộ lý tưởng cách mạng.

Như vậy, chỉ sau 3 năm Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Thanh niên, tờ cách mạng đầu tiên của nước ta, thì tại Vùng mỏ, dù gặp nhiều khó khăn và hiểm nguy do sự cai trị của thực dân Pháp, những đảng viên cộng sản đi “vô sản hóa” ở đây đã xuất bản được báo để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho công nhân và quần chúng nhân dân. Với sự kiện Báo Than xuất bản từ năm 1928, Vùng mỏ Quảng Ninh là một trong những địa phương sớm nhất xuất hiện báo chí cách mạng.

Radio mini được phóng viên sử dụng để theo dõi tin tức.

“Trải qua các thời kỳ cách mạng, báo chí cách mạng ở Vùng mỏ Quảng Ninh đã phát triển liên tục, khẳng định là công cụ tuyên truyền đắc lực của Đảng, Nhà nước, là phương tiện thông tin thiết yếu trong đời sống xã hội và là diễn đàn của nhân dân”, ông Đỗ Ngọc Hà khẳng định.

Gìn giữ kỷ vật báo chí thời kỳ đầu

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác sưu tầm, phát huy giá trị của các tư liệu hiện vật về nghề báo ở Vùng mỏ, Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí, truyền thông ở Quảng Ninh, Bảo tàng và Thư viện Quảng Ninh, các cơ quan thuộc ngành Than… đã có các giải pháp để sưu tầm, lưu giữ, trưng bày nhằm phát huy giá trị của các tư liệu, hiện vật này.

Máy ghi âm BYK do Liên Xô trang bị cho Đài Quảng Ninh năm 1980.

Theo ông Đỗ Ngọc Hà, năm 2018, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức đợt sưu tầm tư liệu, hiện vật của các cơ quan báo chí, của tổ chức Hội và các thế hệ nhà báo trên địa bàn. Từ nguồn sưu tầm được, Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và người làm báo trên địa bàn đã hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên 30 tư liệu, hiện vật báo chí có giá trị.

Bên cạnh đó, Hội Nhà báo tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch về sưu tầm tư liệu, hiện vật về báo chí và công tác Hội Nhà báo; xây dựng Phòng truyền thống của Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh.

Tin tức thời sự nổi bật được đăng trên Báo Quân đội Nhân dân vào ngày 2/9/1976, hiện được lưu giữ tại Thư viện tỉnh Quảng Ninh.

Đến nay, được sự hưởng ứng tích cực của các phóng viên, hội viên nhà báo và công chúng báo chí trên địa bàn, Hội Nhà báo tỉnh đã sưu tầm được trên 40 tư liệu, hiện vật có giá trị. Các tư liệu, hiện vật này được trưng bày tại Hội Báo Xuân hằng năm, tạo ấn tượng tốt với công chúng đến tham dự Hội Báo Xuân.

Thư viện tỉnh Quảng Ninh cũng dành không gian trang trọng trên tầng 2 để trưng bày các tư liệu, hiện vật về nghề báo ở Vùng mỏ để bạn đọc đến Thư viện tỉnh tham quan, nghiên cứu.

Chiếc máy ảnh do nhà báo Nguyễn Công Vượng, Báo Quảng Ninh chụp ảnh Trung úy An-vơ-rét, viên phi công Mỹ đầu tiên bị quân và dân Quảng Ninh bắt sống trong trận đầu ngày 5/8/1964.

“Thời gian tới, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục công tác sưu tầm để phát huy giá trị của các tư liệu, hiện vật về nghề báo ở Vùng mỏ. Bởi trong công tác này, nếu không tiến hành ngay thì các tư liệu, hiện vật sẽ ra đi theo các thế hệ làm báo cao tuổi”, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh nhấn mạnh.

Bên cạnh những kỷ vật quý báu do Thư viện và Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh sưu tầm, hiện nay, phòng truyền thống của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh còn lưu trữ nhiều kỷ vật có giá trị liên quan đến sự phát triển của báo chí Quảng Ninh.

Về phát thanh, phòng truyền thống lưu trữ tăng âm truyền thanh 600w do Liên Xô (cũ) tài trợ năm 1956, gắn với dấu ấn ra đời hoạt động của hệ thống truyền thanh ở thị xã Hòn Gai (nay là thành phố Hạ Long); Micro OKTAB cũng do Liên Xô (cũ) tài trợ, đã vinh dự thu âm tiếng nói Bác Hồ trong những dịp Bác về thăm Quảng Ninh.

Các phương tiện được phóng viên sử dụng tác nghiệp viết bài, tuyên truyền thông tin đến nhân dân trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Về báo in, phòng truyền thống còn lưu trữ chiếc máy ảnh của nhà báo Nguyễn Công Vượng, nguyên phóng viên Báo Quảng Ninh chụp ảnh Trung úy An-vơ-rét, viên phi công Mỹ đầu tiên bị quân và dân Quảng Ninh bắt sống trong chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964 khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân. Bên cạnh đó là các số Báo Quảng Ninh phát hành những năm 1970.

Những hiện vật từ ngày đầu phát sóng truyền hình cũng được lưu trữ với hiện trạng tốt như Máy phát hình THOMSON (Pháp) kênh 12, công suất 1kw phát sóng đầu tiên của Truyền hình Quảng Ninh ngày 2/9/1983 hay bàn kỹ xảo SEG 2000 sử dụng làm chương trình từ năm 1983.

Báo Quảng Ninh xuất bản thời kỳ đầu, lưu trữ hơn 50 năm tại Phòng lưu trữ Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh.

Tâm huyết giữ gìn các kỷ vật báo chí thời kỳ đầu, ông Nguyễn Thế Lãm, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trung tâm truyền thông tỉnh luôn luôn ghi nhớ, trân trọng các giá trị lịch sử gắn với quá trình lao động sáng tạo, cống hiến và cả hy sinh của các thế hệ người làm báo Quảng Ninh.

Từ khi được thành lập với mô hình cơ quan hợp nhất, phòng truyền thống cũng được sắp xếp lại phong phú hơn. Đây là nơi rất có ý nghĩa để giáo dục truyền thống cho cán bộ, người lao động của Trung tâm, nhất là đội ngũ những cán bộ phóng viên trẻ để tiếp nối và phát huy truyền thống của các thế hệ người làm báo Quảng Ninh, xây dựng Trung tâm truyền thông Quảng Ninh ngày càng phát triển.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm