Thị trường hàng hóa
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng với 4 Chương và 8 Điều, có hiệu lực từ ngày 1/9/2022.
Để đảm bảo quyền riêng tư của con người, Pháp lệnh này quy định, phạt tiền từ 7 đến 15 triệu đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính...
Cũng theo Pháp lệnh mới này, nếu lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án; mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang theo thì người thực hiện hành vi sẽ bị phạt từ 1 - 7 triệu đồng.
Có hiệu lực từ ngày 1/9/2022, Nghị định 47/2022/NĐ-CP sẽ mang đến nhiều thay đổi đáng chú ý mang tính siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải. Một trong số đó phải kể đến yêu cầu không được sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (tính cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách.
Thực tế, để nâng cấp dịch vụ đón trả khách liên tỉnh, nhiều nhà xe đã cải tạo dòng Ford 16 chỗ cải tạo thành loại xe dưới 10 chỗ gọi là Limousine để chở khách. Vậy theo quy định mới, dòng xe Limousine sắp bị cấm chở khách?
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã nêu rõ: Xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, những xe limousine được cải tạo và cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày 1/9/2022 thì vẫn được tiếp tục sử dụng để chở khách cho đến khi hết niên hạn sử dụng. Còn những xe limousine được cải tạo từ ngày 1/9/2022 sẽ không được cấp phù hiệu để kinh doanh vận tải hành khách.
Đây cũng là một nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP.
Theo đó, để bảo bảo công tác quản lý và kiểm soát hàng hóa ký gửi trên xe khách, khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Như vậy, từ ngày 1/9/2022, khi gửi hàng trên xe khách, người gửi bắt buộc phải cung cấp ít nhất 5 thông tin sau cho nhà xe, lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có): Tên hàng hoá; Họ và tên; Địa chỉ; Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân; Số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận; Cân nặng của hàng hóa (không bắt buộc cung cấp).
Đây là nội dung đáng chú ý được ghi nhận tại Nghị quyết 54/2022/QH15, được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022, có hiệu lực từ ngày 1/9/2022.
Theo đó, việc thí điểm việc thí điểm mô hình đưa phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam được thực hiện như sau:
Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm mô hình này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an.
Việc tổ chức hoạt động lao động, học nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo nguyên tắc:
Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện để phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án tù.
Phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Thu nhập từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam của đơn vị hợp tác với trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một số trường hợp phạm nhân không được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam bao gồm: Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên; phạm nhân tái phạm nguy hiểm…
Theo quy định tại Thông tư 48/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 17/9/2022), tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin không phải của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải trả phí khai thác và sử dụng thông tin với mức sau:
Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01); Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02); Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03); Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04); Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05).
Mức thu là 1.000 đồng/trường hợp thông tin.
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2022, trong thời gian ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, tổ chức, các nhân chỉ phải trả 50% mức phí nêu trên.
Đây là chính sách y tế tại Thông tư 04/2022/TT-BYT quy định về đơn thuốc, kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, có hiệu lực từ ngày 15/9/2022. Cụ thể như sau:
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử theo quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT tiếp tục thực hiện và tuân theo lộ trình được quy định tại Thông tư 04/2022/TT-BYT như sau:
Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên: Hoàn thành trước ngày 31/12/2022. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: Hoàn thành trước ngày 30/6/2023
Các Mẫu đơn thuốc quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT và Mẫu đơn thuốc ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BYT sẽ thay thế bằng Mẫu đơn thuốc quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2022/TT-BYT, bao gồm: Phụ lục I: Mẫu đơn thuốc; Phụ lục II: Mẫu đơn thuốc “N”; Phụ lục III: Mẫu đơn thuốc “H”.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 27/2021/TT-BYT đang sử dụng đơn thuốc bằng bản giấy theo mẫu đơn thuốc quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT và Thông tư 18/2018/TT-BYT được tiếp tục sử dụng bản giấy đã in theo lộ trình quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BYT.
Đây là chính sách giáo dục đề cập tại Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 10/9/2022.
Cụ thể, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được quy định như sau:
Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là văn bản xác nhận kết quả thi năng lực ngoại ngữ do cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cấp cho người dự thi. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không phải là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam (sau đây gọi là Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam) với cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài) thông qua văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng liên kết để thực hiện một trong những việc:
Đăng ký dự thi, sử dụng địa điểm, tổ chức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.
Đối tượng liên kết, hồ sơ đề nghị phê duyệt, thủ tục phê duyệt, thẩm quyền phê duyệt, thời hạn, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, chấm dứt liên kết và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Đề án thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam của Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam và Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (sau đây gọi là Các bên liên kết) phải mô tả rõ mức độ đáp ứng các yếu tố bảo đảm chất lượng theo quy định.
Nội dung được quy định tại Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông có hiệu lực từ ngày 10/9/2022.
Theo đó, trung tâm GDTX tổ chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng thực hiện Chương trình.
Trong đó, yêu cầu với đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên như sau:
Về cán bộ quản lý: Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm GDTX phụ trách Chương trình GDTX cấp THPT phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; được bồi dưỡng, tập huấn về quản lí giáo dục và Chương trình GDTX cấp THPT.
Về đội ngũ giáo viên: Căn cứ quy định của Bộ GDĐT về định mức giáo viên trong các cơ sở GDPT công lập và số lượng người học tại các trung tâm GDTX để bố trí đủ số lượng giáo viên đảm bảo để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình GDTX cấp THPT cho phù hợp.
Về số lượng và cơ cấu giáo viên: Tối thiểu mỗi môn học có ít nhất 01 giáo viên cơ hữu đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn và các môn học tự chọn (nếu có). Riêng môn Toán và môn Ngữ văn có ít nhất từ 2 giáo viên cơ hữu trở lên.
100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn tương ứng với cấp THPT theo đúng quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo Chương trình GDPT 2018 cấp THPT và Chương trình GDTX cấp THPT.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm