Thị trường hàng hóa
Theo số liệu công bố của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 7, lượng điện nhập của Việt Nam đã giảm, tính từ ngày 4-24/7, sản lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc và Lào đạt hơn 278 triệu kWh, trung bình Việt Nam nhập gần 13,2 triệu kWh điện/ ngày, xu hướng giảm dần so với tháng 6.
Theo tính toán của EVN và Bộ Công Thương, sản lượng điện nhập khẩu về Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 1% -1,5% tổng sản lượng điện tiêu thụ trong tháng. Bằng chứng là trong tháng 7, tổng sản lượng điện tiêu thụ cả nước đạt gần 17,6 tỷ kWh điện, lượng điện nhập khẩu hơn 278 triệu kWh, tương đương chỉ 1,5%, lượng điện tiêu thụ.
Tháng 6, sản lượng điện tiêu thụ cả nước trong tháng 6 hơn 20 tỷ kWh điện, trong đó điện nhập khẩu đạt ngưỡng 351 triệu kWh, chiếm 1,7% tổng sản lượng điện tiêu thụ cả nước.
Tháng 7, ngày Việt Nam nhập khẩu điện nhiều nhất là 11/7 với 19,4 triệu kWh, ngày thấp nhất là ngày 4/7 chỉ 0,4 triệu kWh. Trong khi đó, tháng 6, ngày Việt Nam nhập khẩu điện nhiều nhất là 21/6 với hơn 20 triệu kWh, trong đó các ngày từ 12-20/6, Việt Nam thường xuyên phải nhập khẩu từ 16 đến 19 triệu kWh điện từ nước ngoài.
Cũng theo EVN, do tháng 7, nhiều hồ thuỷ điện miền Bắc đã đủ nước, phát điện trở lại nên việc nhập khẩu điện không gia tăng. Bên cạnh đó, nhiệt điện than cũng khắc phục được sự cố, một số nhà máy đã kịp đưa vào vận hành phát điện nên không xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc như trong tháng 6.
Đợt nóng nóng tại Bắc Bộ từ ngày 23/7 trở lại đây khiến tiêu thụ điện tại miền Bắc có xu hướng tăng đáng kể. Công suất đỉnh tiêu thụ toàn miền trong 3 ngày qua từ 23-25/7 thường xuyên ở ngưỡng 20.000 MW/ giờ. Công suất đỉnh của phụ tải điện miền Bắc luôn đạt cực đại khung giờ 13 đến 16 giờ hằng ngày, công suất luôn trên 20.000 MW do hiệu ứng nhà kính và bức xạ nhiệt của đô thị khiến người dân có xu hướng sử dụng điều hoà nhiều hơn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm