Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 25/10/2022

Nguyên nhân của những thách thức về tiền tệ và tỷ giá hiện nay

Chưa năm nào thế giới lại chứng kiến các đồng nội tệ giảm mạnh so với đồng USD như năm nay. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thách thức về tiền tệ và tỷ giá mà chính phủ các nước đang đối mặt không phải bắt nguồn từ bối cảnh đại dịch mà từ rất lâu trước đó.

Năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đẩy nhiều nền kinh tế trên thế giới đến bên bờ vực suy thoái. Các quốc gia buộc phải phong tỏa hoạt động của nền kinh tế và người dân, hạ lãi suất tiền tệ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp với các nguồn tín dụng giá rẻ.

Một số Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới mở rộng bảng cân đối kế toán thêm 10 nghìn tỷ USD trong năm 2020 và 2021 để tránh tình trạng sụp đổ. Năm 2022, phần lớn cuộc sống kinh tế thế giới dần trở lại bình thường. 

Nhưng Ngân hàng Trung ương các nước giờ lại đau đầu đối mặt với hậu quả từ các chính sách kích thích kinh tế của họ. Nhiệm vụ của họ chuyển từ việc bơm tiền không hạn chế sang đảm bảo sự bình ổn của giá cả. 

Ảnh minh hoạ 

Trong phần lớn thời gian năm nay, Chính phủ và doanh nghiệp các nước đang vật lộn với quá nhiều vấn đề: nợ nần, lạm phát, rối loạn tỷ giá. Nhiều nước trên thế giới như Mỹ hiện đang trải qua lạm phát tồi tệ nhất trong 40 năm. Sau 5 lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong năm nay, đồng USD đã tăng giá xấp xỉ 14% so với đầu năm, đẩy nhiều đồng tiền khác giảm sâu. 

Nhiều nước châu Á trong đó có Hàn Quốc, Nhật và Việt Nam chứng kiến tình trạng tiền đổ vào thị trường bất động sản ồ ạt, đẩy cao giá nhà đất. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á đang chìm trong nợ. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ trở thành “doanh nghiệp xác sống”, không thể trả được nợ và luôn cần sự hỗ trợ của nhà nước. 

Thị trường tiền tệ cũng đang có những rối loạn do kết quả từ chiến lược đối phó lạm phát của các nước trái chiều nhau. Lãi suất tại Mỹ tăng lên khiến giới đầu tư tìm kiếm lợi suất cao đồng loạt chuyển sang sử dụng đồng USD.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tính theo gia quyền thương mại, đồng USD hiện đang ở ngưỡng cao nhất tính từ năm 1985. Biến động nhiều nhất so với USD phải kể đến đồng yên (Nhật Bản) rơi khoảng 20%, tiếp theo là đồng euro giảm 12%. Nhiều đồng tiền khác như GBP (bảng Anh), THB (bạt Thái), Won (Hàn Quốc) cũng đồng loạt giảm hơn 10%. Hàng loạt đồng tiền lớn khác cũng giao dịch ở mức thấp kỷ lục.

Chênh lệch sức mạnh đồng tiền được xem như dấu hiệu về những yếu tố khó lường gây ra bởi tốc độ bơm tiền chênh lệch. Tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Philippines và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã hành động mạnh tay và quyết liệt, họ nâng lãi suất ước tính 225 và 190 điểm cơ bản trong năm nay khi đồng peso của Philippines và đồng rupee của Ấn Độ chạm mức thấp chưa từng có so với đồng USD.

Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) lại thực hiện chính sách mềm mỏng khi quyết định hạ lãi suất chính sách, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng thương mại. Nước này cũng đồng thời giảm tỷ lệ thế chấp với người mua nhà lần đầu vào ngày 29/9 bởi lạm phát lõi của Trung Quốc tính đến tháng 8/2022 mới chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Tương tự, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã duy trì lãi suất ở gần mức 0% khi mà chỉ số lạm phát tại Nhật không tính giá thực phẩm và năng lượng đến tháng 8/2022 mới chỉ tăng 1,6%. Động thái này đã khiến cho đồng yên trở thành mục tiêu của hoạt động đầu cơ. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển tiền từ Nhật sang Mỹ để tìm kiếm lợi suất cao. 

Theo giới chuyên gia, phản ứng chính sách khác nhau tại các nền kinh tế lớn trên thế giới là một triệu chứng của vấn đề. Ví dụ, BOJ đã phản bác chỉ trích về chính sách tiền tệ nới lỏng cũng như đồng tiền đi xuống bằng cách nói rằng họ đang chờ lạm phát bình ổn trước khi sử dụng lãi suất cao để kiềm chế. 

Thay cho việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, BOJ đã lựa chọn bảo vệ đồng yên với chính sách can thiệp tỷ giá vào ngày 22/9/2022 và lần đầu trong 24 năm nước này hành động như vậy. Ông Takahide Kiuchi, Chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura cho biết, diễn biến rối ren về tỷ giá ngoại hối có thể coi như dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của Mỹ trong kinh tế toàn cầu và sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Khi mà nước Mỹ là thế lực chính, nhiều nền kinh tế khác xoay chuyển theo chu kỳ kinh doanh tại Mỹ. Chính sách tiền tệ cũng theo hướng như vậy. Đồng USD hiện vẫn có vị thế vô cùng quan trọng trong tài chính toàn cầu, chính vì vậy tình hình kiểm soát ngày một khó khăn hơn.

Cũng theo ông Kiuchi, nguyên nhân trực tiếp của sự rối loạn trên thị trường tiền tệ chính là chính sách kích thích tiền tệ quá mức tương tự như cuộc khủng hoảng Lehman Brothers (Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008) và tác động của nó. Các nước đang quá bận kiềm chế lạm phát và họ không có thời gian nghĩ về những vấn đề căn bản. 

Đồng quan điểm, ông Gabriel Sterne, Trưởng bộ phận thị trường mới nổi tại công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics cho rằng, nếu đồng USD tăng giá thêm, thì điều đó chẳng khác gì “giọt nước tràn ly”. Các thị trường sơ khai vốn đang ngấp nghé khủng hoảng, chỉ cần đồng USD mạnh thêm họ sẽ rơi vào khủng hoảng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm