Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:45 10/10/2022

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi sử dụng đồ nhựa dùng một lần

Hình thức bán đồ ăn qua các ứng dụng đang được nhiều bạn trẻ ưa thích do tính tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, người bán hàng ăn chủ yếu sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần thậm chí cả túi ni long để đựng thực phẩm cho khách hàng.

Tiện lợi, rẻ nhưng vô cùng độc hại

Những sản phẩm nhựa dùng một lần như: Hộp xốp, bát, cốc, thìa, túi nilon... được người bán đồ ăn uống sử dụng tràn lan.

Quán cơm bình dân, thức ăn đường phố, cửa hàng giải khát… là những địa điểm tiêu thụ lượng lớn các sản phẩm này mỗi ngày. Việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đang trở thành thói quen của đa phần người dân bởi tính tiện dụng của nó.

Những loại đồ nhựa có đủ mọi kích cỡ có thể đóng sẵn cơm, rau, đồ ăn khô, nhất là khi khách đến đông, khách hàng cũng thích đựng vào hộp nhựa như vậy bởi tiện vận chuyển, khi về chỉ cần mở nắp là có thể dùng luôn.

Các loại đồ ăn uống bán mang về đều đựng trong các hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần

Chính phủ cũng đã phát động phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; nhiều sáng kiến đưa ra để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhựa sinh học, sản phẩm giấy, khuyến khích người dân mang dụng cụ đựng khi mua thực phẩm…

Tuy nhiên trên thực tế, giá thành các loại vật liệu thân thiện môi trường khá cao trong khi đó đồ nhựa dùng một lần lại có giá “siêu rẻ”. Nếu mua với số lượng lớn, giá thành các loại đồ này chỉ có giá từ 300 – 500 đồng/chiếc. Người bán đồ uống thực phẩm với giá "bình dân" cũng khó lòng lựa chọn loại vật dụng khác để đựng thuận tiện và giá rẻ hơn các loại hộp nhưạ dùng một lần.

Anh Nguyễn Huy (Hà Đông, Hà Nội) cho biết “Những suất cơm bình dân, bún, phở đang bán với giá 30.000 – 40.000 đồng/suất thì người bán chủ yếu dùng vật liệu đóng gói giá rẻ nhất. Nhiều quán còn đựng bún, bánh phở, rau sống, nước canh trong túi nilong, khi mở ra, tôi vẫn thấy mùi nhựa hôi nồng nặc. Biết là có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng giờ các quán ăn đều bán mang về như vậy, người tiêu dùng cũng đành “tặc lưỡi” ăn tạm”.

Vừa hại sức khoẻ vừa ảnh hưởng môi trường

TS. Nguyễn Thị Minh Phương - Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - cho biết: “Còn nhiều hạn chế trong hiểu biết của người dân cũng như thay đổi hành vi tiêu dùng nhựa. Mặc dù phần đông người dân nhận thấy tình trạng ô nhiễm chất thải rắn trong môi trường sống của họ, nhưng rất nhiều người chưa sẵn sàng sử dụng các túi thay thế túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần”.

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa, túi ni lông thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời, nên hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi ni lông còn rất phổ biến.

Các cửa hàng bán đồ ăn uống vỉa hè giá "bình dân" thường sử dụng đồ nhựa một lần do tính tiện lợi, giá thành rẻ

Khi được đốt ở ngoài môi trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những chất cực độc có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá… Đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.

Túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi vứt bỏ, nhưng các sản phẩm này có đặc tính lâu phân huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng lớn không chỉ với sức khoẻ con người mà còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất.

Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất từ 500 – 1000 năm túi ni lông mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, gần 1/3 số túi ni lông rác thải mỗi ngày không được thu gom, xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa, túi ni lông có mặt ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển.

Ngoài mối nguy hại của đồ nhựa dùng một lần với môi trường, nhiều người ưa dùng mặt hàng này mỗi ngày mà không quan tâm đến tác hại của nó đến sức khỏe.

Túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng.

Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.

Khó có thể phủ nhận sự tiện dụng của các sản phẩm nhựa dùng một lần trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày nhưng để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần lưu ý, thận trọng hơn khi lựa chọn mua và sử dụng.

Nhiều người tiêu dùng có thể chưa biết đó là việc kiểm tra các mã số được in nổi dưới đáy sản phẩm. Các mã số từ 1-7 quy định loại nhựa và khả năng chịu nhiệt, thường được in bên trong một hình tam giác tạo bởi ba mũi tên nối đuôi nhau.

Theo đó, loại nhựa an toàn thường có mã 1, 2 ,4, 5; nên tránh các loại nhựa có mã 3, 6, nhất là mã số 7. Ngoài ra, cần cân nhắc kỹ với các sản phẩm nhựa không có nguồn gốc và không được phân loại rõ ràng. Các loại túi nhựa có màu sắc càng sặc sỡ thì độ độc hại càng lớn; khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng, phải dùng các loại hộp, đồ nhựa chuyên dụng…

Đọc thêm

Xem thêm