Thị trường hàng hóa
Ngoài sưu tầm những món đồ xa xỉ như siêu xe, kim cương, tranh quý… giới siêu giàu còn tìm kiếm những bất động sản (BĐS) hàng hiệu để hoàn thiện bộ sưu tập phong cách sống của mình. Những BĐS này có vị trí đắc địa, không gian, dịch vụ tiện ích đẳng cấp, được giới giàu và siêu giàu đầu tư với mục đích dài hạn.
Trên thực tế, BĐS hàng hiệu là sản phẩm đã được phát triển thành công ở khu vực Bắc Mỹ. Hiện nay, các nhà phát triển đang liên tục mở rộng sang các khu vực khác, trong đó có Châu Á - Thái Bình Dương, nơi sở hữu tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tạo điều kiện cho sự phát triển của dòng sản phẩm cao cấp này.
Tại Việt Nam, số lượng người giàu và siêu giàu gia tăng nhanh chóng cho thấy tốc độ phát triển kinh tế cũng như nhu cầu nâng tầm chất lượng không gian sống. Theo dự báo, cả nước sẽ có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh hàng đầu thế giới, đạt mức 31% trong 5 năm tới. Đến năm 2025, dân số siêu giàu tại Việt Nam có thể chạm ngưỡng 25.800 người, đứng thứ 4 tại Đông Nam Á.
Nhờ đó, nhu cầu sở hữu BĐS hàng hiệu, đặc biệt là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng biển hạng sang tại những vị trí đắc địa, giúp tôn vinh cá tính và sự riêng tư đang trở thành xu hướng được giới thượng lưu lựa chọn. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường vàng, chứng khoán... khiến BĐS hàng hiệu được xem như kênh đầu tư an toàn trong dài hạn.
Thị trường BĐS hàng hiệu đang trên đà tăng trưởng tích cực. Nghiên cứu của Savills năm 2021 chỉ ra, phân khúc này đã tăng trưởng 230% trong vòng một thập kỷ qua. Đồng thời, thị trường này dự báo sẽ chào đón hơn 900 dự án mới trên phạm vi toàn cầu trước năm 2026, con số gần gấp đôi số lượng nguồn cung hiện tại.
Tiềm năng của lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam nằm chủ yếu ở khách hàng nước ngoài bởi đây là đối tượng khách hàng đã quen thuộc với các thương hiệu quốc tế nên có xu hướng lựa chọn loại sản phẩm này. Để phân khúc này phát triển mạnh hơn, Việt Nam có thể thu hút nhà đầu tư ngoại thông qua ưu đãi từ chính sách hành chính.
Với các chủ đầu tư, mô hình BĐS hàng hiệu đòi hỏi dòng vốn mạnh. Do đó, chủ đầu tư có thể thực hiện huy động vốn thông qua việc bán hàng trước khi xây dựng (pre-sale) nhằm giảm nhu cầu vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Theo CEO của CultureBanx, túi xách hàng hiệu có thể trở thành một loại tài sản, mang lại lợi nhuận cho người muốn đầu tư ngắn hạn. Những sản phẩm này dần trở thành món đồ lý trí hơn khi không chỉ là món phụ kiện giải trí mà còn có thể trở thành một danh mục đầu tư.
Thập kỷ qua, túi xách đã tăng 108% giá trị, thường xuyên lọt vào top 5 bảng xếp hạng các khoản đầu tư xa xỉ hàng năm. Đặc biệt, qua 2 năm đại dịch Covid, túi xách hàng hiệu đứng đầu trong danh sách 10 khoản đầu tư xa xỉ phổ biến, với mức tăng trưởng từ 17% so với cùng kỳ các năm trước…
Trong vòng 2 năm gần đây, giá một số mẫu túi cổ điển của Chanel đã tăng gần 25%. Các “ông lớn” khác như Hermes, Louis Vuitton, Gucci đều có những sự thay đổi nhất định về giá sản phẩm của mình, dao động từ 13 - 29%/ mẫu sản phẩm.
Hay điển hình như chiếc Dior vintage saddle bag vào năm 2016 với giá chỉ 1,5 triệu đồng thì đến năm 2018 chiếc túi này được mua bán lại với giá 9 triệu đồng, tăng 600%. Đến năm 2022, giá mua bán lại sản phẩm này đã vào khoảng 12 đến 15 triệu đồng, tăng 1.000%.
Chiếc Hermes Sac Kelly ii Sellier 28 Crocodile Niloticus Lisse có giá khởi điểm là 40.000 USD (hơn 900 triệu đồng). Ở thời điểm hiện tại, trên nền tảng bán hàng hiệu qua sử dụng tại Việt Nam - Joolux, con số đã tăng giá lên đến 48.000 USD (hơn 1 tỷ đồng).
Đầu tư túi xách hàng hiệu đang được xem là hạng mục có tầm phát triển nhanh nhất hiện nay. Những chiếc túi hàng hiệu chính hãng cao cấp có thể tăng giá trị gấp 2,5-3 lần giá niêm yết sau một thời gian được đưa ra thị trường. Loại hình đầu tư này khá phổ biến ở các nước phát triển từ những năm 2011.
Tại Việt Nam, nhiều người cũng bắt đầu mua túi hiệu như một khoản đầu tư sinh lời, đặc biệt là giới giải trí. Xu hướng sắm hàng hiệu như một kênh tích lũy tài sản hoặc truyền lại cho thế hệ sau cũng đang gia tăng thời gian gần đây tại Việt Nam trong bối cảnh lượng người có tài sản trên 30 triệu USD (khoảng 680 tỷ đồng) sẽ vượt mốc 1.500 vào năm 2026.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, đầu tư hàng hiệu vẫn có rất nhiều rủi ro. Trong đó là việc mua sản phẩm tại những nơi có nguồn gốc không rõ ràng và lợi dụng niềm tin của khách hàng bán với giá cao.
Do đó, hình thức này hoàn toàn không phù hợp với những người ít vốn, sống dựa trên thu nhập cá nhân hay mới bắt đầu làm quen với đồ hiệu. Tùy thuộc vào ảnh hưởng văn hóa, độ phổ biến và hình ảnh thương hiệu, một món đồ hiệu có thể lên hay xuống giá bất ngờ, dẫn đến thua lỗ.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm