Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:16 28/10/2023

Người lưu giữ tiếng khèn bè của dân tộc Thái

Khèn bè gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần đồng bào dân tộc Thái xứ Thanh. Tiếng khèn bè luôn có mặt trong những ngày vui, dịp lễ trọng đại của đồng bào.

Đến thăm ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Hà Văn Tình (bản Bàn, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa), ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những chiếc khèn bè được treo ở vị trí trang trọng của ngôi nhà, đủ biết tình yêu của chủ nhà dành cho nhạc cụ này. Ở tuổi 64, đôi tay nghệ nhân vẫn rất chắc chắn và khéo léo để nắn chỉnh, chế tác ra những chiếc khèn bè.

Ông kể, “Người Thái chúng tôi nghe tiếng khèn bè từ trong bụng mẹ. Tiếng khèn bè được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, đón khách, cưới xin... Tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, nhắn gửi yêu thương của biết bao chàng trai, cô gái”.

Nghệ nhân Hà Văn Tình là người luôn nỗ lực gìn giữ tiếng khèn của đồng bào dân tộc Thái.

Ông kể tiếp: "Trước đây, bất cứ chàng trai người Thái ở Mường Lát nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lên nương thì cũng biết cầm khèn để thổi. Với họ, học thổi khèn không chỉ để giải trí, mà còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình và là chiếc cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp”.

Và cũng như bao chàng trai, cô gái người Thái khác, ông Tình và vợ Lương Thị Húng cũng nên duyên từ tiếng khèn.

Đến khi trưởng thành, niềm đam mê của ông Tình dành cho khèn bè vẫn nguyên vẹn. Ông còn mong muốn học cách chế tác khèn, nhưng thời điểm đó trong làng, xã không ai biết làm khèn. “Tôi nhờ người thân ở Sơn La mua một cây khèn bè, rồi về tự tháo tung, xem xét nghiên cứu, tự lắp vào. Dựa trên nguyên mẫu, tôi tự tìm nguyên liệu, tìm hiểu cách làm, mất gần 1 tháng mới hoàn thiện”.

Cũng từ ngày đó, ông đi khắp nơi để sưu tầm các điệu múa, dân ca của người Thái chuyển hóa thành âm sắc của tiếng khèn. Càng thổi ông càng hăng say trong việc tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái, cảm nhận được nét đẹp, giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Thông thường, khèn bè của người Thái được làm từ nứa, gồm 14 ống với độ dài khác nhau. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu (hay còn gọi là Pố) khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu ông Tình chọn làm khèn bằng cây mạnh pao, loại cây có thân gần giống cây nứa song nhỏ và ống dài hơn, âm thanh phát ra cũng trong và vang hơn. Loại cây này sinh sống ở vùng đồi cao, vì vậy mỗi lần làm khèn ông Tình phải đi cả tuần, vào rừng cách nhà khoảng 5 km lấy nguyên liệu.

Không chỉ là người biết thổi và chế tác khèn bè, ông Tình còn thuộc rất nhiều bài dân ca cổ của người Thái.

 

Điểm mấu chốt để làm nên một cây khèn có âm sắc là phần lưỡi khèn. Lưỡi khèn được làm bằng đồng hoặc bạc trắng, đánh mỏng như tờ giấy để gắn vào trong các ống khèn, phía trên bầu hơi có dùi những nốt bấm. Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm. Khèn bè chia thành 2 loại, loại dùng cho thanh niên ngắn và nhỏ, còn khèn bè dài, tiếng to, trầm được dùng cho người già. Từ chiếc khèn đầu tiên làm trong vòng 1 tháng, đến nay chế tác một chiếc khèn hoàn chỉnh với ông Tình chỉ cần khoảng 5 ngày.

Không chỉ là người biết thổi và chế tác khèn bè, ông Tình còn thuộc rất nhiều bài dân ca cổ của người Thái. Vì đam mê khèn mà ông tự tìm hiểu, ghi nhớ nhiều bài dân ca của đồng bào mình, nhất là những điệu dân ca cổ rồi đưa vào tiếng khèn. Bởi vậy, gia đình trong bản có việc vui, xã có sự kiện, dù đường sá xa xôi, phải lội qua mấy con suối, đi qua mấy con đèo thì ông Tình đều mang thanh âm vui vẻ của tiếng khèn đến góp mặt, mang nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với người dân.

Theo ông Tình, người trẻ bây giờ không mặn mà với khèn bè nhưng trong đời sống sinh hoạt và tinh thần của đồng bào dân tộc Thái không thể không có tiếng khèn bè. Vì thế, ông không ngại khó, ngại khổ đem tiếng khèn bè đến gần hơn với cộng đồng người Thái, để nâng cao nhận thức của người trẻ trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, thời gian qua tỉnh Thanh Hoá đã mở các lớp tập huấn truyền dạy khèn bè dân tộc Thái cho những người có nhu cầu. Hoạt động với sự tham gia của các nghệ nhân dân gian, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, đưa làn điệu khèn bè ngày càng thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở xứ Thanh.

Đọc thêm

Xem thêm