Thị trường hàng hóa
UBND tỉnh Điện Biên vừa tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với “Nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông tỉnh Điện Biên”.
Khèn (tiếng Mông gọi là Khềnh, Kềnh, Kỳ) là nhạc cụ độc đáo thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống và là vật linh thiêng trong các nghi lễ của người Mông.
Khèn trong sinh hoạt văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người Mông, được thể hiện tài năng, bày tỏ tình cảm… với cộng đồng. Nghệ thuật trình diễn khèn được sáng tạo một cách ngẫu hứng, thăng hoa mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Mông.
Hoạt động chế tác và diễn xướng các bài khèn trong cộng đồng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản của người Mông trong đời sống hiện nay.
Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.
Riêng với dân tộc Mông, đến nay có 3 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Tết Nào Pê chầu của người Mông đen tại bản Nậm Pọng (xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng); Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa tại bản Cổng Trời (xã Sa Lông, huyện Mường Chà); Nghệ thuật chế tác và múa khèn của người Mông tỉnh Điện Biên.
Nghệ thuật khèn của người Mông tỉnh Điện Biên là di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 65/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm