Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 16/07/2022

Ngành hàng không tìm giải pháp giảm việc chậm và huỷ chuyến

Theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, lượng khách nội địa qua cảng hàng không sau dịch Covid tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, số lượng chuyến bay chậm hoặc huỷ ngày càng nhiều, đặc biệt tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Thị trường nội địa đang tăng trưởng nóng

Tại cuộc họp bàn về các giải pháp kéo giảm chậm, hủy chuyến bay mới đây, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không, cho biết thị trường nội địa đang tăng trưởng trở lại vượt xa mọi dự báo. Khách nội địa qua cảng hàng không trong tháng 6 tăng tới 38% so với cùng kỳ 2019, thời điểm trước khi có dịch Covid-19.

Kể từ đầu năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6%. Khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%.

Khách nội địa qua cảng hàng không trong tháng 6 tăng nhanh. (Ảnh: mt.gov.vn)

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá Việt Nam đứng đầu trong danh sách 25 quốc gia có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới, vượt qua Mexico, Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia đứng thứ 8, Malaysia đứng thứ 9, Thái Lan đứng thứ 24. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kỷ lục này, hạ tầng hàng không còn hạn chế, nhân sự có nhiều khó khăn sau dịch Covid-19 dẫn đến số lượng chuyến bay chậm, huỷ cũng tăng đáng kể.

Đại diện Cục Hàng không cho rằng thời gian dự kiến nhanh nhất mà ngành hàng không hoàn thành nhà ga T3 là vào tháng 7/2024. Sân bay Long Thành cũng chỉ có thể đưa vào khai thác vào thời điểm khoảng quý II hoặc quý III năm 2025. Hệ thống sân đỗ, đường băng, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất cũng sẽ không được nâng cấp thêm cho đến khi sân bay Long Thành đưa vào khai thác.

Do đó, không thể chờ hạ tầng cải thiện rồi mới giảm chuyến bay chậm, huỷ. Hay nói cách khác, trong bối cảnh như vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải tìm cách làm mới, áp dụng công nghệ mới để giảm tối đa tình trạng này, đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.

Sau khi trực tiếp thị sát Đài kiểm soát không lưu và Trung tâm điều phối khai thác (AOCC) Nội Bài, ông Hồ Minh Tấn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không cũng đánh giá tình hình chậm chuyến ở Tân Sơn Nhất khá nghiêm trọng. Ngoài yếu tố về hạ tầng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm huỷ chuyến.

Đơn cử như việc xếp chỗ trên bãi đỗ nhưng lại chưa tính đến thời gian khởi hành của tàu bay. Tàu khởi hành trước thì lại đỗ bên trong, đỗ xa hơn. Tàu khởi hành sau thì lại đỗ ngoài. Có những tàu chỉ lăn ra thôi cũng mất 15 - 20 phút. Ông cũng nhắc đến bất cập trong phương thức cấp huấn lệnh đường dài. Có hãng xin trước 30 phút, có hãng lại 20 phút…

Thời gian chiếm dụng đường băng của phi công cũng là vấn đề cần quy định, kiểm soát. Nếu việc xếp vị trí đỗ có được hiệp đồng của cảng, hãng hàng không, kiểm soát không lưu, sẽ tối ưu được thời gian, tăng được năng lực.

Đồng thời, thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân chậm chuyến bay tại Tân Sơn Nhất. Đại diện Cục Hàng không cho rằng, nếu biết chắc Tân Sơn Nhất đang mưa lớn và không thể cất hoặc hạ cánh, cho phép tàu bay chưa cất cánh đậu tại các sân bay đi. Bởi vì có bay đi thì đến nơi cũng sẽ phải bay vòng cả tiếng đồng hồ. Hành khách thà đợi ở mặt đất còn hơn phải bay chờ trên trời, tốn nhiên liệu cho hãng hàng không. Do đó, phi công các hãng phải thực hiện nghiêm ngặt thời gian chiếm dụng đường băng.

Cắt giảm chuyến bay nếu tình trạng chậm, huỷ chuyến không giảm

Ông Trịnh Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines khẳng định không hãng hàng không nào muốn chuyến bay của mình bị chậm huỷ. Để giữ uy tín với khách hàng, bản thân hãng hàng không đã phải tìm mọi cách để đảm bảo an toàn, giá hợp lý và đúng giờ. Hãng cam kết sẽ phối hợp tối đa với nhà chức trách để nâng chất lượng dịch vụ, giảm chuyến bay chậm huỷ.

Đại diện Vietnam Airlines chia sẻ, các hãng không muốn thay đổi lịch bay, không bao giờ muốn giảm slot (vị trí). Hơn nữa, slot là tài sản, phải kiên quyết sử dụng ở mức độ cao nhất. Càng bay nhiều, càng sử dụng slot nhiều càng nhiều khách, càng có nhiều chuyến bay thì hàng không mới càng phát triển.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thị trường đang tăng trưởng trở lại vượt xa mọi dự báo và bản thân các hãng hàng không cũng không tính hết được. Hay nói cách khác, các hãng hàng không có bị động trong lập kế hoạch bay do thị trường khôn lường.

Chia sẻ với các hãng hàng không, Cục trưởng Đinh Việt Thắng khẳng định để duy trì được mức độ tăng trưởng, đáp ứng được yêu cầu như thế này là cố gắng rất lớn, không phải quốc gia nào cũng làm được. Nhưng cho rằng ngành hàng không không thể ngồi yên chấp nhận.

Đại diện các hãng hãy thử đặt mình ở vị trí hành khách, liệu có chấp nhận được không khi chỉ bay một chuyến ngắn từ TP.HCM đi Cam Ranh, thời gian bay chỉ 45 phút mà chậm tới vài tiếng đồng hồ. Do đó, chuyến bay không thể chậm được, phải thay đổi, nâng cao năng lực, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Nếu áp dụng triệt để các giải pháp mà chất lượng dịch vụ vẫn giảm, chuyến bay chậm huỷ vẫn nhiều thì phải cắt giảm số chuyến bay.

Bàn về giải pháp trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Hàng không chỉ đạo, với quản lý sân đỗ, VATM, ACV chủ động phối hợp, bàn lại quy chế điều phối sân đỗ, linh hoạt cả theo giờ bay. Với việc chiếm dụng đường cất hạ cánh, tuỳ từng sân bay phải có quy định cụ thể. Đặc biệt, với Nội Bài, Tân Sơn Nhất, phải đảm bảo hạ cánh xong tối đa 60 giây là phải thoát li. Với cất cánh cũng chỉ được tối đa 30 giây. Tổ bay nào không đáp ứng được quy định này sẽ không cấp phép bay đến những sân bay này. Về phương thức cất hạ, ông cho rằng nên nghiên cứu sớm quyết định rút phân cách tối thiểu tàu bay tại Nội Bài xuống còn 3 dặm.

Bên cạnh đó, trước tình trạng chậm, huỷ chuyến bay nhiều như hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam điều phối slot chặt chẽ, từ việc giám sát, quản lý sử dụng slot của các hãng hàng không…đặc biệt tại các sân bay xảy ra tình trạng quá tải như Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhằm tránh ùn tắc trong các khung giờ cao điểm.

Cơ quan này cũng có trách nhiệm tổng hợp, xác định nguyên nhân chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không để đưa ra giải pháp xử lý, công bố công khai định kỳ số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn phải xây dựng kế hoạch khai thác, dây chuyền phục vụ hành khách phù hợp với điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất của các cảng hàng không, đáp ứng được nhu cầu khi lượng hành khách tăng

Đáng nói, các hãng hàng không Việt Nam được yêu cầu thực hiện nghiêm slot đã được xác nhận theo đúng quy định, cũng như tăng cường xây dựng kế hoạch bay vào khung giờ thấp điểm, ban đêm; tuân thủ tuyệt đối các quy định an ninh, an toàn hoạt động vận tải hàng không. Đồng thời, các hãng cũng cần thực hiện mọi giải pháp nhằm giảm tình trạng chậm, hủy chuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ, khắc phục triệt để tình trạng chậm, hủy chuyến vì lý do chủ quan.

Đọc thêm

Xem thêm