Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:28 18/05/2023

Nâng cao văn hóa bán hàng, đảm bảo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

Thủ đô Hà Nội bước vào mùa hè với kiểu thời tiết nhiệt độ và độ ẩm cao đặc trưng, dễ khiến vi sinh vật, nấm mốc trong thực phẩm phát triển. Từ bao lâu nay, người dân “Kẻ Chợ” đã thích nghi, đúc rút được những “kinh nghiệm vàng” và thể hiện nét ứng xử văn hóa kinh doanh của những tiểu thương ngày nay

Bằng kinh nghiệm dân gian truyền thụ qua nhiều thế hệ, các tiểu thương ở Hà Nội đã có nhiều cách bảo quản hàng hóa thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn và nâng cao ý thức, trách nhiệm với người tiêu dùng.

Đến Hàng Bè - khu chợ bán thực phẩm chín và đặc sản trứ danh đất Hà thành bao năm nay vào những ngày mùa hè, chúng ta sẽ thấy đặc trưng: Hàng hóa được bày xếp gọn gàng, luôn tươi ngon. Điều đó khác hẳn với mùa đông, trời lạnh các món ăn được bày la liệt, xếp chồng chất lên nhau.

Chợ Hàng Bè tấp nập khách mua đồ ăn chế biến sẵn

Chị Hằng - tiểu thương chuyên bán cá kho, cá rim, thịt kho ở chợ Hàng Bè chia sẻ: “Vào mùa hè, tiểu thương ở chợ chúng tôi muốn thực phẩm luôn ngon lành thì phải chia ra chế biến làm nhiều mẻ nhỏ. Hàng sắp hết lại được làm bổ sung hoặc theo lượng bán của cửa hàng mà ước chừng để làm gối nhau. Thực phẩm làm ra chỉ đủ bán trong ngày. Với mỗi khách khi mua hàng xong chúng tôi thường dặn dò: Nếu chưa ăn đến ngay thì cất tủ lạnh nhé!”.

Dạo một vòng khu chợ “nhà giàu” này, chúng tôi còn được thấy phân công lao động ở mỗi cửa hàng cũng rõ ràng: Người làm vẫn làm, người bán vẫn bán. Để sản phẩm làm ra luôn mới, chị Mai và phụ bếp cuốn nem đến đâu thả vào chảo mỡ rán vàng, vớt lên để vào rổ cho ráo mỡ, đến khi nguội được đóng hộp cẩn thận.

Chị Mai cho biết: “Người mua về có thể ăn liền hoặc rán lại, hay cho vào lò vi sóng quay 1 - 2 phút. Vào mùa nóng cửa hàng phải làm như vậy để món ăn đảm bảo không bị ôi thiu, đổi mùi, đổi vị. Vì ở đây không nhà nào sử dụng chất bảo quản nên chúng tôi chịu khó thêm công, thêm sức để thực phẩm luôn tươi ngon mỗi ngày”.

Chợ Long biên nhộn nhịp, khẩn trương

Người bán hàng bằng kinh nghiệm và hiểu biết đặc tính sản phẩm của mình để có những cách bảo quản hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh. Nâng cao ý thức trong bảo quản, không bán hàng quá hạn sử dụng, hàng đã bị ôi thiu là nét ứng xử văn hóa kinh doanh dịch vụ ăn uống cần nhân rộng trong mùa nắng nóng.

Đến chợ đầu mối hoa quả Long Biên những ngày hè khi trời còn chưa sáng, chúng tôi nghe được những lời giục giã nhanh hơn, tốc độ làm việc khẩn trương hơn của các tiểu thương, phu kéo xe. Bên cạnh những xe tải, những sọt hoa quả đầy ắp là những kho lạnh bảo quản các loại quả cao cấp như nho, táo, cam cũng chạy hết công suất.

Quả nhập khẩu được bảo quản trong kho lạnh

Chị Hoa - chủ một cửa hàng quả nhập khẩu Mỹ - Úc cho chúng tôi biết: “Mùa hè lượng tiêu thụ điện của kho lạnh tăng gấp 2 - 3 lần so với mùa đông. Các mặt hàng cao cấp như cherry, nho phải đóng thùng lạnh và gửi đường máy bay nên giá thành thường cao hơn. Đối với các mặt hàng dễ tính hơn như táo, cam thì vẫn có thể đóng container lạnh và đi đường tàu biển".

Ở chợ Long Biên, các tiểu thương còn dễ dàng tìm được dịch vụ cho thuê kho lạnh. Điều đó cho thấy nhu cầu và ý thức bảo quản hàng hóa của các tiểu thương đã được nâng cao, tránh dùng những thuốc bảo quản độc hại với sức khỏe người tiêu dùng.

Nâng cao chữ “tâm” của người bán hàng

Giữ gìn hàng hóa thực phẩm không bị ôi thiu, mốc hỏng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm thực sự đòi hỏi chữ “tâm” cao hơn ở người bán hàng. Họ không chỉ phải quán xuyến quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm thường xuyên hơn mà nhiều khi còn phải chấp nhận hủy bỏ những sản phẩm đã đổi mùi, đổi vị.

Giờ đây người đi chợ ngày càng có hiểu biết và đòi hỏi cao hơn về chất lượng thực phẩm. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, họ lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, khẩu vị của cả gia đình và hợp túi tiền.

Thời buổi kinh doanh nở rộ, sự cạnh tranh giữa các cửa hàng cũng nhiều hơn. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được thực phẩm từ nhà ra phố qua các ứng dụng online trên app Shoppefood, Grabfood, các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh.

Do đó, các tiểu thương ngày càng phải “làm thật, ăn thật”, nhiều khi phải chấp nhận hủy bỏ những sản phẩm đã “hết hạn sử dụng”. Chị Oanh - tiểu thương chuyên bán giò chả ở chợ Hàng Bè chia sẻ với chúng tôi giọng tiếc nuối: “Mấy hôm trước, có khách đặt 5kg giò chả nhà tôi mà vì lí do sức khỏe khách không nhận hàng được. Tôi bán lẻ không kịp trong ngày nên đành phải hủy bỏ chứ không bán lại cho chỗ khác với giá rẻ. Thôi chấp nhận mất vốn, mất lãi ngày hôm đấy còn hơn là mất khách”.

Người bán hàng càng phải nâng cao ý thức bảo quản thực phẩm an toàn trong mùa nắng nóng (Ảnh minh họa)

Ý thức “chấp nhận” như chị Oanh còn được thấy thường xuyên hơn ở những tiểu thương bán rau xanh ở các chợ dân sinh. Thực phẩm được cho là “khó tính” nhất trong mùa nắng nóng. “Rau héo, rau úa là khách chê không mua, nhà ăn cũng không hết thì chỉ có đổ bỏ”, chị Tiếp bán rau ở chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cười xòa, chia sẻ với chúng tôi.

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế này, ngoài các công cụ hỗ trợ thì ý thức và văn hóa bán hàng, văn hóa ứng xử của các tiểu thương cũng cần phải được nâng lên. Điều này không chỉ giúp cho chính họ kinh doanh được thuận lợi hơn, thu hút nhiều khách đến với mình hơn mà còn phát triển được nét văn hóa ngàn năm của người Hà Nội.

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Long Biên (Hà Nội) phối hợp với phòng Kinh tế quận tổ chức thí điểm hội nghị tuyên truyền văn hoá ứng xử trong kinh doanh và phòng cháy chữa cháy cho các tiểu thương tại chợ Kim Quan và chợ Thượng Thanh. Quận Long Biên cũng dự kiến sẽ sớm ra mắt mô hình điểm “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả.”

Hội nghị đã nêu bật những kiến thức, kinh nghiệm về văn hóa ứng xử trong kinh doanh như: Nghệ thuật giao tiếp với khách hàng, với mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh chung, sắp xếp hàng hóa kinh doanh gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy; Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh như niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; Kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng; Không kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả…

Thiết nghĩ những hội nghị thiết thực như quận Long Biên đã thực hiện thí điểm, các “kinh nghiệm vàng” và hỗ trợ của công nghệ là những thích nghi sống còn của tiểu thương cần nhân rộng hơn nữa góp phần nâng cao văn hóa kinh doanh, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội trong mùa nắng nóng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm