Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:10 19/02/2023

Nam Định: Duyên dáng khăn xếp làng Giáp Nhất

Thôn Giáp Nhất (thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định) được biết đến là nơi duy nhất tại miền Bắc có làng nghề truyền thống làm khăn xếp.

Những ngày đầu năm, làng nghề khăn xếp Giáp Nhất tất bật sản xuất hàng phục vụ lễ cưới hỏi và các lễ hội đầu năm.

Nơi lưu giữ nét “hồn Việt”

Không ai biết làng nghề khăn xếp Giáp Nhất có từ bao giờ, cũng không có bất kì một ghi chép nào về lịch sử hình thành làng nghề. Theo lời các cụ cao niên trong làng thì nghề đã có từ khi sinh ra, ông cha của họ cứ đời này qua đời khác truyền lại cho con cháu sau này và đến nay Giáp Nhất vẫn là nơi giữ “hồn Việt” vào những chiếc khăn xếp. 

Sản xuất khăn xếp tại làng nghề Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang. Ảnh: Thành Công

Hiện nay, thôn Giáp Nhất có khoảng 140 hộ làm nghề khăn xếp,mỗi hộ gia đình sẽ đảm nhận từng công đoạn riêng từ các cơ sở chuyên sản xuất khăn xếp, tạo ra một dây chuyền mang tiếng tập thể.

Theo các bậc cao niên thôn Giáp Nhất, khăn xếp có 3 loại: khăn dành cho nam, cho nữ và loại khăn cả nam và nữ đều đội được. Khăn chủ yếu làm bằng vải lụa với 3 màu đen, đỏ và vàng, vành khăn được xếp từ 5-9 nếp tùy vào mục đích sử dụng và độ tuổi của người mang khăn.

Làm khăn xếp tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Ảnh: Thành Công

Ông Đoàn Thanh Sơn (73 tuổi, Nam Trực, Nam Định) – người có đến 5 đời làm khăn xếp cho biết: “Trước đây, khăn xếp chủ yếu được làm duy nhất một màu đen cho đàn ông, nhưng để thích ứng với nhu cầu xã hội, khăn xếp dần dần được chuyển sang đủ các loại màu sắc và mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng”.

Dù là nghề truyền thống nhưng nhu cầu khăn xếp không quá lớn, lợi nhuận lại thấp nên ở làng chỉ có những người nhiều tuổi theo nghề. Ảnh: Thành Công

Để làm được một chiếc khăn xếp hoàn chỉnh có tới 7 công đoạn, như: cắt vải, máy, quấn, vẽ hoa… Đặc biệt, trong khâu quấn xếp, đây là công đoạn khó đòi  người làm cần phải tỉ mỉ, chặt tay để các xếp không bị xô lệch, đều tăm tắp, độ dày các lớp phải đều nhau và độ cao của từng lớp phải hợp lý. Đây là phần việc khó, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất trong cả quy trình làm khăn xếp

Theo các nghệ nhân làng nghề khăn xếp Giáp Nhất, khăn xếp miền Bắc vẫn giữ nguyên hình dạng vốn có từ cổ xưa, còn khăn xếp miền Trung, miền Nam thì cách tân nhiều.

Nhọc nhằn giữ nghề truyền thống

Anh Đoàn Văn Thuỷ, 47 tuổi, là một trong số rất ít người trẻ ở thôn Giáp Nhất theo nghề này.

Anh Đoàn Văn Thủy cho biết: “Gia đình tôi hiện thuê 20 lao động làm khăn liên tục trong cả năm. Mỗi năm, chúng tôi xuất bán khoảng hơn 30 vạn khăn chủ yếu vào tháng 1,2 âm lịch là dịp đầu năm có nhiều lễ hội. Cái hay của nghề này là mọi người, đặc biệt là người già và trẻ em đều có thể tham gia làm, tận dụng được thời gian rảnh rỗi trong ngày”.

Cụ Nguyễn Thị Cua, 99 tuổi là một trong số những người cao tuổi nhất làng còn làm nghề. Tuy nhiên cụ chỉ còn làm một số công đoạn đơn giản. Ảnh: Thành Công

Cũng theo anh Thuỷ, nghề làm khăn xếp đòi hỏi người làm cần phải tỉ mỉ, khéo tay vốn không phải ai cũng có, thậm chí “khổ luyện” cũng chưa chắc đã thành nghề. Làm khăn xếp rất nhiều công đoạn và chi tiết nên mỗi ngày, thợ giỏi cũng chỉ làm được khoảng 3 chiếc khăn xếp.

Rất nhiều cụ già trong làng vẫn miệt mài quấn khăn hằng ngày để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Thành Công

Tuy nhiên, đã có những thời điểm, nghề khăn xếp ở thôn Giáp Nhất đứng trước nguy cơ “thất truyền”. Giá của một chiếc khăn là không cao nên tiền công của những người làm cũng tương đối thấp. Mỗi ngày, trung bình một người làm sẽ nhận được 50.000-100.000 đồng, tùy vào số lượng thành phẩm. Vì thế, không còn nhiều thanh niên trong làng theo đuổi công việc làm khăn.

Trước thực tế lợi nhuận từ chiếc khăn xếp không được cao nên người trẻ thôn Giáp Nhất không mặn mà với nghề truyền thống. Tuy nhiên, với nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng ngày một phát triển, nghề làm khăn xếp chắc chắn sẽ không bị mai một.

Đọc thêm

Xem thêm