Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:10 20/01/2024

Năm 2023, doanh thu từ du lịch vùng ĐBSCL ước đạt 35.000 tỷ đồng

Theo Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), số lượng khách du lịch đến ĐBSCL trong năm 2023 đã đạt mức gần bằng năm 2019, (năm trước khi xảy ra dịch COVID-19). Điều đó cho thấy ngành du lịch của khu vực đã có sự hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch.

Tiềm năng lớn

Khu vực này có diện tích trên 40.000km, dân số trên 18 triệu người; đây là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, sự đa dạng sinh học với các khu rừng nguyên sinh, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, đất ngập nước, núi, rừng, sông, suối, biển đảo…

ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản, mà còn là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước.

ĐBSCL có nhiều lợi thế phát triển sản phẩm du lịch sông nước

 

Hiện nay hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không của vùng ĐBSCL khá thuận lợi. Đặc biệt với điều kiện tự nhiên có nhiều sông rạch đã giúp vùng ĐBSCL có những sản phẩm du lịch độc đáo mà nhiều vùng miền khác không có.

Thời gian qua, hoạt động du lịch ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực và thu được những kết quả đáng mừng, công tác phát triển du lịch có nhiều đổi mới và phát triển; các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng có chất lượng, từng bước đưa thương hiệu du lịch vùng ĐBSCL đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Theo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, trong năm 2023, khu vực ĐBSCL đã đón hơn 42,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 13,50% so với năm 2022, trong đó có gần 2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 263% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch vùng ĐBSCL trong năm 2023 đạt hơn 35.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2022.

Nếu so sánh năm 2023 với năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch COVID-19) thì số lượng lượt khách đến chỉ giảm khoảng 8,4% và doanh thu chỉ giảm 12%. Số liệu trên cho thấy ngành du lịch ĐBSCL đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Khai thác vùng đệm các khu rừng ngập nước để phát triển du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch có nhiều lợi thế tại vùng ĐBSCL

 

Theo ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội du lịch ĐBSCL, trong những năm qua, du lịch ĐBSCL tăng trưởng bình quân trên 10%. Nếu như năm 2008, tổng số lượt khách du lịch đến ĐBSCL chưa đến 10 triệu lượt, thì hiện nay lượt du khách đến đã tăng gấp 4 lần, doanh thu du lịch tăng gấp hàng chục lần.

Đạt được thành tựu nêu trên, 15 năm qua, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò là đầu mối liên kết, hợp tác phát triển du lịch toàn vùng. Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã kết nối thành công chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL với các địa phương trong vùng, gọi tắt là cụm liên kết hợp tác phía Tây ĐBSCL; tạo sự lan tỏa, tiếp tục hình thành cụm liên kết, hợp tác phía Đông ĐBSCL. Tham gia chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh thành ĐBSCL, qua đó hình thành tour, tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế…

Từ đầu năm 2009 đến nay, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã thẩm định, bình chọn và công nhận mới, tái công nhận 53 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL ở khắp các tỉnh, thành trong vùng, tạo được sự khác biệt và hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã phối hợp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch toàn vùng trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu du lịch ĐBSCL.

Còn thiếu nhà đầu tư chuyên nghiệp

Theo ông Phan Đình Huê, Chủ tịch Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt, khu vực ĐBSCL có tiềm năng lớn nhất là du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái. Hiện nay tất cả các tỉnh, thành trong vùng đều phát triển được các điểm du lịch nông nghiệp, tuy nhiên dịch vụ trùng lắp và chủ yếu là bán “cây nhà, lá vườn” mà thiếu sự đầu tư quy mô, bài bản.

Du lịch sinh thái miệt vườn cũng là thế mạnh của du lịch ĐBSCL

 

Đồng tình với quan điểm đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho biết, Hậu Giang đã xác định du lịch là một trong 4 trụ cột phát triển của địa phương. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do địa phương tổ chức, diễn ra vào tháng 7/2022, địa phương và Tập đoàn SunGroup đã ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và du lịch. Trong đó có dự án đầu tư, khai thác du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.

Khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng có diện tích khoảng 2.800ha, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, được mệnh danh là “lá phổi xanh” của vùng ĐBSCL.

“Hiện nay, Tập đoàn SunGroup đang phối hợp cùng với địa phương nghiên cứu, đề xuất dự án. Khi dự án khu du lịch sinh thái quy mô lớn này được đưa vào khai thác khu vực ĐBSCL sẽ có thêm một khu du lịch có “tầm cỡ” để “kéo” khách du lịch về với vùng đất này ngày càng nhiều hơn”, người đứng đầu chính quyền tỉnh Hậu Giang kỳ vọng.

Đại diện Viện phát triển du lịch thuộc Cục Du lịch cho biết, hiện nay nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL còn thiếu hệ thống lưu trú chất lượng cao để khai thác thị trường khách cao cấp, ngoại trừ Phú Quốc.

Về quảng bá, xúc tiến du lịch, đây là nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, với phương thức, hình thức mới, phù hợp với thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, công tác xúc tiến quảng bá du lịch của vùng cũng chưa phát huy hiệu quả do thiếu kinh nghiệm trong tổ chức. Việc thực hiện đánh giá hiệu quả của các chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến chưa được thực hiện.

Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái là thế mạnh của ngành du lịch ĐBSCL

 

Chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch vùng ĐBSCL và TP. HCM chưa được chú trọng đúng mức, sản phẩm du lịch phát triển xứng tầm. Thời gian tới, các địa phương cần có chiến dịch quảng bá ra nước ngoài thông qua các hình thức khác nhau để đảm bảo thu hút đa dạng du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Về nguồn nhân lực, hiện tại Vùng ĐBSCL đang được cảnh báo là vùng có tỷ suất di cư thuần cao nhất, nghĩa là người đến ít hơn người đi. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vấn đề nhân lực du lịch càng trở nên khó khăn hơn. Thiếu hụt nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cũng là một rào cản lớn với phát triển du lịch ĐBSCL.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm