Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:25 17/12/2022

Lao động dệt may, da giày, điện tử tại Hà Nội có thể bị giảm thưởng Tết

 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội dự báo, thưởng Tết Quý Mão 2023 có thể giảm so với năm trước.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, tiền thưởng của người lao động sẽ giảm hơn so với năm 2022, trong đó mức giảm sâu thuộc các ngành nghề như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ.

Nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp thiếu, hoặc không có đơn hàng trong những tháng cuối năm phải cắt giảm giờ làm, giảm nhân công.

 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội dự báo, thưởng Tết Quý Mão 2023 có thể giảm so với năm trước.

Tình hình sản xuất, kinh doanh ở một số doanh nghiệp trên địa bàn khó khăn dẫn đến việc làm và thu nhập của người lao động tiếp tục có chiều hướng giảm. Với các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực kinh tế mạnh nhưng cũng đang phải gồng lỗ để duy trì lao động, còn các doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp không có khả năng tài chính buộc phải thu hẹp sản xuất, sản xuất cầm chừng.

Qua tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội từ số liệu thống kê từ các quận, huyện, thị xã, tính đến ngày 15/11, trên địa bàn Hà Nội có 31 doanh nghiệp phải giảm giờ làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong số 31 doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động, việc làm có 1 doanh nghiệp Nhà nước, 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 18 doanh nghiệp dân doanh.

Theo loại hình doanh nghiệp, trong doanh nghiệp dân doanh có 259 lao động bị ảnh hưởng, doanh nghiệp Nhà nước 86 lao động, doanh nghiệp FDI hơn 2.000 lao động.

Xét theo ngành nghề, dệt may có 635 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 790 lao động giảm giờ làm; điện tử 439 lao động bị chấm dứt hợp đồng, hơn 1.500 lao động bị giảm giờ làm; ngành cơ khí chưa có lao động bị chấm dứt hợp đồng song có 75 lao động bị giảm giờ làm, các ngành nghề khác có trên 1.500 lao động bị chấm dứt hợp đồng.

Riêng ngành da giày, chế biến gỗ, tại thời điểm thống kê chưa ghi nhận lao động bị chấm dứt hợp đồng, giảm giờ làm.

Tuy nhiên, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, hiện có tình trạng công nhân làm 5 ngày/tuần hoặc làm việc 15 ngày/tháng và được khuyến khích ứng ngày nghỉ phép của năm 2023.

Một số doanh nghiệp đã xây dựng phương án cho người lao động nghỉ dài ngày, có thể kéo dài cả tháng hoặc cho nghỉ chờ việc hưởng lương tối thiểu vùng, tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng dự báo, thực trạng thiếu đơn hàng xảy ra trên diện rộng và có khả năng kéo dài sang năm 2023, nhất là ở các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm