Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:45 12/08/2022

Khởi nguyên của rượu: Giao điểm giữa thần thoại và tình yêu

Nghiên cứu khảo cổ cận đại đã chứng minh: Con người cất rượu sớm hơn cả phát minh văn tự. Vì vậy, khởi nguyên của rượu khó khảo cứu, chỉ biết nó gắn liền với “lễ” – lễ tế thần, lễ hội làng, lễ cưới hỏi… Thôn 9 Chum (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã lưu truyền một sự tích như vậy.

Thần tiên ban rượu, tác thành lứa đôi

Xưa kia, vùng này sông núi san sát, nương rẫy xanh tươi, cỏ cây muông thú ngập tràn sức sống. Cư dân trong vùng săn bắn hái lượm, trồng ruộng bậc thang, của để đủ ăn.

Trong bản, có một đôi trai gái yêu nhau. Tiếc thay, gia đình hai bên có hiềm khích từ trước nên không đồng ý cho mối hôn sự. Cô gái buồn rầu quá mức, trở bệnh nặng. Chàng trai sốt ruột đến tận cửa nhà để cầu xin bố mẹ cô gái:

- Xin hai bác cho cháu cưới em. Cháu thề làm ăn chăm chỉ, không để vợ con sống khổ sở.

Bố mẹ cô gái thấy con mình như vậy, thấy không đành lòng, nhưng vẫn tiếc nuối từ chối:

- Tôi biết cậu có tình cảm. Nhưng mâu thuẫn đã lớn, khó có thể bỏ qua. Cậu về đi!

Giữa lúc tuyệt vọng, vào một đêm khuya, chàng trai mơ thấy một bà lão hiền từ. Bà lão mách rằng: "Con hãy đi về phía mặt trời lặn, hỏi đường người qua lại, đến đầu nguồn con suối Trăm Năm. Tìm một hốc cây có mùi hương thơm tỏa bốn phương. Thứ giúp được con nằm ở bên trong”.

Chàng trai bừng tỉnh. Trăng cuối tháng hiện ở phía xa. Trăng mờ xanh như vạt áo bà lão trong cơn mơ. Anh chợt hiểu: Suối Trăm Năm ở phía mặt trời lặn, tức là phía ấy! Hôm sau, anh giao vụ cày bừa cho người thân, đến chào người yêu và tức tốc lên đường.

Chặng thứ nhất - Những bồ thóc không bao giờ vơi

Chặng đầu tiên, anh đi qua những khoảnh ruộng bậc thang, xanh mướt và ngút ngàn. Người dân cày bừa đông, nhưng anh hỏi hết người này đến người khác thì chẳng ai biết về con suối đó.

Bỗng nhiên, anh nghe thấy thoang thoáng tiếng lũ trẻ nô đùa, hát mấy câu đồng dao:

“Những bồ thóc


Không bao giờ vơi


Những cánh cò bay


Mệt lả lơi


Gái trai yêu nhau


Thanh tân thay thảy


Khách lạc đường


Nhìn trời đất vui hay”


Chàng trai nghe vậy, nhìn bầu trời dải mây nối thành một đường, nhìn xuống đất thấy con đường mòn chỉ về một hướng. Anh hiểu đây là gợi ý của thần tiên, vậy nên lập tức khởi bước.

Chặng thứ hai - Mùa hoa chớm nở

Không biết rằng từ bao giờ, hương lúa dịu dàng đã chuyển thành mùi thơm ngọt ngào của hoa ban. Gió rung động cánh hoa như tạo vần thơ điểm sắc cho núi đá.

Đang suy nghĩ về con đường kế tiếp, anh bỗng thấy một bầy tiên nữ đang múa hát giữa rừng hoa. Một cô tiên thấy anh, vui vẻ chạy lại hỏi:

- Anh ở đâu? Đến đây làm gì?

- Thưa, tôi ở xa lắm. Tôi tìm đường đến suối Trăm Năm, tìm vật quý để cưới vợ.

- Vật đó ta có. Ta cho anh luôn. Nhưng nhớ về nhà mới được mở.

Nói rồi, nàng tiên nữ lấy trong tay áo một chiếc hộp đưa cho anh. Anh chàng nhận lấy món quà, vui mừng cảm tạ.

Trên đường về nhà, anh tò mò lắm, nhưng nhớ lời nàng tiên, không dám mở hộp. Còn mấy quả đồi thì về đến nơi, anh ngồi tạm bên hòn đá tảng để nghỉ. Bỗng mùi thơm ngào ngạt từ trong hộp gỗ bay ra.

Chàng trai không nhịn được nữa, định bụng mở hé một tí ra sẽ đóng lại ngay. Ai ngờ, nắp hộp vừa hé, trong hộp bỗng tuôn mùi hôi thối đậm đặc, sau đó chảy ra nước dịch chua lòm.

Anh chàng tiếc ngẩn ngơ, biết là vật báu đã hỏng, bèn quay lại chỗ tiên nữ. Nhưng cảnh còn người mất, hoa ban vẫn nở, nhưng tiên nữ chẳng thấy đâu. Anh đành tiếp tục lên đường tìm con suối truyền thuyết.

Chặng thứ ba: Lênh đênh vô định

Những cơn gió mạnh nổi lên, cũng là lúc chàng trai bắt gặp một con hồ lớn. Hỏi đường ngư dân ven hồ, chàng trai biết chặng cuối hành trình đã gần đến, chỉ cần vượt qua khúc sông này. 

Anh sửa chữa chiếc ghe trôi nổi, lênh đênh nhiều ngày trên sông. Dòng sông lừ lừ chín đỏ, có lúc lại lượn sóng kinh hoàng, đen ngòm như bàn tay của thần chết. Biền biệt ngày qua ngày khác, nước uống gần cạn, lương thực chẳng còn, chàng trai vô ý bị lạc đường.

Anh nhìn lên bầu trời, lại thấy trăng sáng tựa vạt áo của bà tiên. Những ngôi sao sáng xoay quanh bóng trăng, như hình ngón tay cùng chỉ về một hướng. Chàng trai mừng rỡ, biết đó chính là hướng đi mình đang tìm.

Chặng thứ tư - Vật báu tại suối Trăm Năm

Trải qua vô vàn hiểm trở, cuối cùng anh tìm thấy một con suối nhỏ, nắng vàng phản chiếu lấp lánh mặt nước. Linh tính mách bảo chàng trai rằng mình đã tới đúng nơi, chính là Suối Trăm Năm, bởi đây là vẻ đẹp anh chỉ dám tưởng tượng trong tiên cảnh.

Cảm thụ dòng nước trong xanh, tâm hồn anh như được tưới mát. Hít một hơi thật sâu, anh ngay lập tức nhận ra hương thơm mà mình đã từng ngửi được từ vật báu tiên nữ trao. Mùi hương tỏa ngát trăm bộ, đến từ phía vách đá cạnh con suối.

Anh leo lên vách đá, rẽ những nhành cây và thấy một loại quả vàng óng ánh như ngọc. Anh mừng rỡ mang về nhà, ngâm quả quý cùng với nước suối Trăm Năm để ủ. Sau đó, anh mang nước “tiên ban” đến gặp bố mẹ người con gái mình yêu để xin cưới. Gia đình hai bên nghe chuyện thấy mừng rỡ, cho là điềm lành, liền chấp thuận cho họ lấy nhau.

Thứ nước thơm ngâm quả quý ấy, họ hàng hai bên đã uống trong ngày cưới của cặp đôi, được gọi là rượu. Từ đó trong làng, mỗi khi có đám cưới, gia đình trai gái đều sẽ chuẩn bị rượu cho người thân bằng hữu cùng uống mừng.

Chặng thứ năm - Viên mãn

Những nhận định về truyền thuyết

Các chuyên gia cho rằng câu chuyện dân gian hư cấu có mối quan hệ bền chặt với truyền thống và đặc thù tại địa phương. Đó là thôn 9 Chum (tiếng dân tộc Tày gọi là “Cẩu Lum”) nằm ở xã Trung Trực, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 

Anh Trần Văn Xuân, Chủ tịch Công ty Khaxuco, cũng là một người con sinh ra tại 9 Chum, chia sẻ: Làng có tên 9 Chum bởi truyền thống ủ 9 chum rượu. Ngày trước, cả tháng làng chỉ gom đủ gạo để nấu 1 mẻ rượu, đựng đủ 1 chum vùi xuống đất, sau 9 tháng được 9 chum. Đến dịp lễ hội, làng lấy chum nào ra thì lại vùi chum khác vào. Nhà nào cũng biết nấu rượu để bán hoặc dùng trong gia đình.

9 Chum là một trong những làng nghề có truyền thống nấu rượu đặc sắc từ nhiều đời nay tại Tuyên Quang. Những nghệ nhân tạo rượu trong thôn 9 Chum cũng lấy cảm hứng từ câu chuyện xa xưa để ủ rượu với nhiều phương thức sáng tạo khác nhau, gia tăng các hương vị độc đáo. 

Tuy nhiên, theo sự thay đổi của thời cuộc, nghề nấu rượu trong làng đang dần bị mai một. Nhiều tích xưa, chuyện cũ cũng không còn được lưu giữ phổ biến.

Câu chuyện truyền thuyết nêu trên là một trong nhiều dị bản được kể tại 9 Chum về nguồn gốc của quả tửu (rượu quả). Cũng có thuyết cho rằng bản chất trái cây trong vách đá tạo thành men rượu là sự vô tình, do khỉ vượn hoặc các loài ăn quả hái về để ở đó, ngẫu nhiên ủ thành tửu ẩn (rượu mốc, tự lên men).

Câu chuyện trên còn có ý nghĩa: Rượu cũng như tình yêu, cần đối mặt với thử thách của thời gian và năm tháng mới thành chính quả. Ủ càng lâu càng thơm. Ngược lại, dục tốc bất đạt thì mọi thứ sẽ đổ bể.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm