Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:41 06/03/2023

Khám phá biển cả để thấy trách nhiệm với đại dương

Cuốn sách 'Đại dương khó thương' là sự kết hợp hài hòa giữa những kiến thức khoa học hữu ích cùng giọng văn hài hước, lôi cuốn.

Rác thải nhựa dưới đại dương. Ảnh minh họa: ITN

Từ đây, độc giả có thể du hí, khám phá biển cả kỳ diệu để thấy trách nhiệm của mình trước những nguy cơ đại dương lâm nguy cần lên tiếng…

Tung tăng tôm cá

Sang năm 2023 này, cuốn sách “Đại dương khó thương” cũng đánh dấu sinh nhật lần thứ 15 của mình. Cuốn sách được Anita Ganeri chắp bút, cùng với những hình vẽ đầy ngộ nghĩnh, sinh động và có đôi chút hài hước của Mike Phillips.

“Đại dương khó thương” nằm trong bộ sách “Địa lí kinh dị”, bên cạnh các cuốn khác như “Đảo hoang”, “Hoang mạc hoang sơ”, “Đỉnh cao đình đám”… “Đại dương khó thương” dày hơn 160 trang, được chia thành 8 chương: Tới đáy; Đại dương khó thương; Không chỉ là tôm cá; Biển bạc; Biển khơi chơi vơi; Những cuộc thám hiểm hiếm có; Sâu thẳm, tối mò và đáng sợ và Biển xanh ngất ngư. Ngoài ra, tại cuối cuốn sách, tác giả cũng cung cấp cho độc giả những trang web hữu ích để tự tìm hiểu thêm.

Mở đầu cuốn sách, tác giả đã dành gần 10 trang để giới thiệu những thông tin cơ bản về đại dương, trong đó có rất nhiều thông tin mới mẻ và thú vị. Chẳng hạn như để chứng minh trong biển có rất nhiều muối, tác giả đã viết: “Thực sự có rất nhiều muối, đủ để phủ kín bề mặt Trái đất một lớp dày tới 150m”.

Hay Địa Trung Hải đã từng bị cắt lìa hoàn toàn khỏi Đại Tây Dương và cạn khô đáy, rằng ta hoàn toàn có thể đi bộ từ Anh tới Pháp trên… mặt biển vào kỉ Băng hà cuối cùng! Khi ấy, mực nước của biển đã hạ thấp so với hiện nay tới 100m!

Nối tiếp đó, không chỉ giới thiệu biển cả - “ngôi nhà” của cá tôm cùng rất nhiều sinh vật khác, “Đại dương khó thương” còn giúp người đọc hiểu được khái niệm và sự khác biệt của loài động vật dưới biển như cá, giáp xác, thân mềm…

Để giúp người đọc hình dung về cá, Anita Ganeri đã đặt ra 10 câu hỏi đúng sai, bao gồm đầy đủ đặc điểm của cá cũng như miêu tả loài giáp xác là một loài “Hầu hết có lớp vỏ cứng để bảo vệ cơ thể mềm xèo”.

Bên cạnh đó, tác giả đã dành rất nhiều trang để giới thiệu những kỉ lục của các loài động vật dưới biển, rất nhiều trong số đó là “không tưởng”. Điển hình như con cá chình Putte đã qua đời vào năm 1948, nhưng để lại một kỉ lục thế giới khi nó là con cá sống lâu nhất - 88 tuổi.

Một con mực ống khổng lồ Đại Tây Dương có thể dài tới 16m và nặng 2 tấn! Hay mẻ cá lớn nhất từng được đánh bắt, xác lập tại Na Uy cùng 120 triệu con cá chỉ trong một lần đánh bắt!

Thật tò mò khi cuốn sách còn bật mí về con thuyền đầu tiên xuất hiện tại Hà Lan vào những năm 7000 trước Công nguyên. Sau đó, từ khoảng 2300 năm trước Công nguyên, những người Ai Cập cổ đại đã sáng chế loại thuyền có buồm, giúp thuyền đi nhanh hơn.

Năm 900, Trung Quốc đã phát minh những chiếc bánh lái đầu tiên dùng để điều khiển con tàu. Và dần dà, thế giới được chào đón những loại tàu mới hiện đại hơn, tiện nghi hơn, chẳng hạn như tàu hơi nước được phát minh năm 1783 đã thống trị sóng nước suốt hơn một thế kỉ, tàu ngầm dùng để đi ngầm dưới biển hay tàu hai thân có tốc độ nhanh gấp đôi phà biển bình thường.

Cùng với sự phát triển của những phương tiện trên mặt nước, con người cũng được khám phá thế giới một cách kĩ càng hơn. Từ “Đại dương khó thương”, độc giả được khám phá thêm: Trước cuộc thám hiểm của Colombus tìm ra châu Mỹ từ rất lâu, những con người Polynesi can trường đã bắt đầu thám hiểm Thái Bình Dương; người Ai Cập khám phá bờ biển châu Phi, rồi những người Hi Lạp khám phá Đại Tây Dương.

Sau chuyến đi khám phá vùng đất mới của Columbus là cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan. Những chuyến đi đó góp phần giúp bản đồ thế giới dần dần được hoàn thiện một cách chính xác như ta được nhìn thấy ngày nay.

Đại dương lâm nguy?

Cùng với cuộc du hí, khám phá đầy thú vị, cuốn sách “Đại dương khó thương” còn đưa ra những cảnh báo về một đại dương đang lâm nguy rất đáng lưu tâm. Thật đồng tình khi Anita Ganeri cho rằng, dường như con người cần đại dương hơn đại dương cần con người.

Con người cần đại dương trong vai trò điều hòa khí hậu; cần đại dương vì nguồn oxy đang hít thở hằng ngày, bên cạnh những rừng cây xanh ngắt. Con người cũng cần đại dương để đánh bắt hải sản và chế biến làm đồ ăn.

Vậy mà, “hàng thế kỉ nay, con người đã mặc nhiên coi đại dương là cái thùng rác khổng lồ”, Anita Ganeri cảnh báo. Cũng vì, con người tống, tháo, đổ những loại hóa chất độc kinh người như chất phóng xạ, các loại thuốc trừ sâu,… ra biển.

Con người còn vứt hàng tỉ tấn rác xuống biển mỗi năm, hay tạo ra những tiếng động ồn ào từ những mỏ khoan dầu và khí tự nhiên. Kết quả là, số lượng sinh vật biển bị giảm sút nghiêm trọng, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề, một số loài động vật bị nhiễm chất nguy hiểm như phóng xạ rồi lại bị đánh bắt và chế biến làm thức ăn, khiến cơ thể con người phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư cao hơn.

Dẫu vậy cũng đáng mừng là thực trạng ấy đã và đang dần được cải thiện. Theo quan sát của Anita Ganeri, trong những năm gần đây, con người cũng đã nhận thức được sự ô nhiễm của môi trường nước.

Rất nhiều bộ luật được ban hành nhằm kiểm soát nguồn nước đổ ra biển và hoạt động đánh bắt hải sản trên biển. Nhờ đó, nước biển cũng ít bị ô nhiễm bởi các hóa chất nguy hiểm hơn.

Không chỉ thế, rất nhiều năm được chọn là năm của Đại dương như năm 1977 là năm quốc tế rạn san hô hay năm 1998 là năm quốc tế đại dương, nhằm nâng cao ý thức của con người với tài nguyên nước.

Gấp lại trang sách, điều lắng lại là từ những câu chuyện độc đáo về biển cả độc giả còn tìm được thông điệp về bảo vệ Trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại từ những trang viết hóm hỉnh, thú vị của “Đại dương khó thương”. Nhưng vẫn còn đó câu chuyện “khó thương” từ cuốn sách này đang chờ đợi độc giả khám phá…

Đọc thêm

Xem thêm