Thị trường hàng hóa
Lựa chọn theo đuổi ngành Kế toán, sau khi ra trường bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Mức thu nhập ổn định, áp lực công việc không quá lớn. Hơn nữa, những năm qua nhu cầu nhân lực ngành kế toán tăng mạnh. Đây cũng là cơ hội lớn cho những ai theo đuổi nghề Kế toán.
Theo Luật Kế toán Việt Nam, bất kỳ tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp nào cũng phải thành lập bộ máy kế toán, trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 2 đến 4 kế toán. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nếu năm 2017 cả nước có 561.000 doanh nghiệp thì năm 2020 cả nước đã có 810.000 doanh nghiệp hoạt động (tăng 44,4% trong 4 năm). Ngay cả trong tình hình khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19, kết quả công bố của Tổng cục Thống kê số doanh nghiệp thành lập mới năm 2020 là 134.941, mặc dù số dừng hoạt động 37.663 đơn vị, nhưng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 44.096 (tăng so với năm 2019 là 11,9%). Qua đó cho thấy, cơ hội việc làm cho nghề kế toán là rất lớn.
Nghề kế toán mang lại nhiều cơ hội cho người lao động, đòi hỏi không những sự nỗ lực từ đơn vị đào tạo nhằm đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra mà người học phải rèn luyện khả năng tư duy, nhận thức để đáp ứng yêu cầu và vị trí tốt tại đơn vị tuyển dụng.
Ngành Kế toán hiện nay được chia thành 2 loại lớn đó là:
+ Kế toán công: Là những người làm công việc trong những tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh, buôn bán. Công việc của kế toán trong những tổ chức này là làm việc giấy tờ, công văn và tính toán tiền lương cho các nhân viên, thành viên trong tổ chức đó.
+ Kế toán doanh nghiệp: Là đặc trưng của nghề Kế toán vì trong đó, người làm kế toán phải làm đầy đủ các công việc để có thể vận hành một hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
Chuyên viên phụ trách kiểm toán, kế toán, thuế, giao dịch ngân hàng, tư vấn tài chính, thủ quỹ… tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
Kế toán trưởng, trưởng phòng quản lý tài chính, giám đốc tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch, nhân viên quản lý dự án tại các ngân hàng, công ty chứng khoán.
Nghiên cứu viên, giảng viên ngành Kế toán - Tài chính tại các trường cao đẳng, đại học.
Nhìn chung, tâm lý phụ huynh và thí sinh khi lựa chọn trường đều mong muốn trường đó có cơ sở vật chất tốt, môi trường học tập hiện đại, chất lượng đào tạo cao. Trước khi tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trên để giải đáp cho câu hỏi “ngành Kế toán học trường nào” chúng ta cần tìm hiểu xem các trường đại học uy tín nào hiện đang đào tạo ngành Kế toán. Kế toán được xem là một nghề có tính ổn định cao, có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào từ nhà nước đến tư nhân, do đó nhu cầu nhân lực ngành Kế toán rất rộng lớn.
Gợi ý một số trường học ngành kế toán chất lượng như:
+ Đại Học Ngoại Thương ( Cơ sở phía Bắc )
+ Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
+ Đại Học Thương Mại
+ Học Viện Ngân Hàng
+ Học Viện Tài Chính
+ Đại Học Ngoại Thương (phía Nam)
+ Đại Học Kinh Tế TPHCM
+ Đại Học Ngân Hàng TPHCM
+ Đại Học Công Nghiệp TPHCM
+ Đại Học Tài Chính Marketing...
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm