Thị trường hàng hóa
Đôi khi, các phụ huynh cho con sử dụng thuốc, nhưng không biết rằng, đó là kháng sinh và có thể gây hại cho trẻ.
Khi việc uống kháng sinh gây hại
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, đa phần trẻ đi khám vì sốt. Một số trường hợp sốt cao, nhưng cũng có những trẻ sốt nhẹ, hoặc thậm chí chỉ ho, khụt khịt, chảy mũi. Theo bác sĩ Cường, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc cho trẻ dù bé vừa hơi sốt hoặc sụt sịt.
Đặc biệt, các phụ huynh thường tự mua thuốc Augmentin hoặc Zitromax. Theo bác sĩ Cường, nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ phần lớn là do virus. Do đó, việc uống kháng sinh không những không có lợi, mà còn gây hại. Bởi, trong Augmentin có hoạt chất gây đi ngoài. Một yếu tố khác là trẻ có nguy cơ kháng thuốc.
Do đó, trong trường hợp không dùng kháng sinh, để trẻ nhanh khỏi bệnh, bác sĩ Cường chia sẻ: “Khi bé sốt trên 38,5 độ C, hãy cho trẻ dùng hạ sốt. Dùng sớm quá không tốt vì mất đi khả năng tự bảo vệ cơ thể.
Hoặc dùng muộn quá gây nguy cơ co giật (nếu bé tiền sử giật thì dùng khi 38 độ)”. Bên cạnh đó, bác sĩ Cường khuyến cáo, cha mẹ không nên vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Thực tế, kháng sinh không phải không có lợi, nhưng cần dùng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ sụt sịt hay chảy mũi trong, có thể chỉ rửa mũi, nhỏ Otrivin. Nếu nước mũi xanh, có thể nhỏ Nemydexa hoặc Mepoly, nhưng không nên lạm dụng. Phụ huynh cần vệ sinh họng cho con sạch sẽ, súc họng nước muỗi loãng ấm.
Đồng thời, theo dõi và quan sát tình trạng bệnh của trẻ. Bác sĩ Cường giải thích, tai - mũi - họng liên quan với nhau. Viêm mũi họng hoặc viêm VA, viêm amidan đều là yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa. Tai ít mạch máu và gần não, do đó, nếu thấy con có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Giúp trẻ có “lớp áo phòng thủ”
BS.CK2 Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng (TPHCM) cho biết, thông thường, cha mẹ cho trẻ sử dụng kháng sinh khi nghĩ rằng bé bị nhiễm trùng.
Bất kỳ khi nào trẻ có biểu hiện bất thường như sốt, ho, sổ mũi, đau rát họng, tiêu chảy, vết thương trên da… cha mẹ đều nghĩ rằng, có thể con bị nhiễm trùng.
Đôi khi, các phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc nhưng không biết đó là kháng sinh có thể gây hại. Nhiều phụ huynh cũng có xu hướng dùng lại đơn thuốc cũ. Đây là thói quen rất thường gặp và nguy hiểm cho trẻ.
Hơn nữa, ngày nay, việc tiếp cận các nguồn kháng sinh tại nhà thuốc rất dễ dàng. Tình trạng đó càng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Ngoài ra, theo bác sĩ Nam, có những phụ huynh sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, nhưng không tuân thủ hướng dẫn, tự ý ngừng thuốc khi thấy giảm triệu chứng. Việc không uống thuốc đủ liều cũng là thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong tương lai.
“Một số phụ huynh, khi trẻ mới điều trị được 2 - 3 ngày, thấy con không khỏi bệnh nên đi khám bác sĩ khác, để lấy đơn thuốc hoặc tự ý mua loại thuốc khác. Tuy nhiên, việc đổi thuốc liên tục không theo trình tự, lộ trình điều trị vô tình khiến trẻ có thể sử dụng nhiều loại thuốc giống nhau cùng lúc.
Điều này dẫn đến không những con không khỏi bệnh mà sức khỏe ngày càng kém, tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Lâu dần sẽ đi vào vòng luẩn quẩn giữa bệnh tật - nhiễm trùng - kháng kháng sinh”, bác sĩ Nam cảnh báo.
Theo chuyên gia này, khi trẻ có các vấn đề về sức khỏe, cha mẹ nên đưa con đi khám ở các cơ sở y tế. Từ đó, được hướng dẫn về các thành phần có trong toa thuốc.
Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, cha mẹ cần tăng đề kháng cho trẻ để con có “lớp áo phòng thủ” bảo vệ cơ thể, giúp nhanh hồi phục bệnh hơn. Điều quan trọng đầu tiên là thay đổi thói quen cho trẻ. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ chơi, hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Đồng thời, tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể chất để tăng sức đề kháng một cách chủ động. Ngoài ra, trẻ cũng cần có chế độ ăn đa dạng. Phụ huynh không nên tập trung vào một số chất mà quên mất sức đề kháng của con là sự tổng hòa các chất: Protein, lipid vitamin A, C, D. Những khoáng chất như kẽm, sắt đều là vi chất quan trọng cho hệ miễn dịch.
“Các mẹ nên bổ sung thêm hoạt chất tăng đề kháng như Beta-glucan. Hoạt chất này đã được chứng minh giúp kích hoạt miễn dịch, hỗ trợ trẻ nhanh khỏi bệnh hơn, hồi phục tốt và giảm tỷ lệ phải uống kháng sinh.
Beta-glucan không có nhiều trong thực phẩm hằng ngày nên các bác sĩ hay kê Gadopax. Lọ này chứa cả Beta-glucan hàm lượng cao, thêm vitamin C, D, kẽm nên càng tối ưu cho miễn dịch khỏe”, bác sĩ Cường cho biết.
Bên cạnh đó, đi ngủ sớm cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Trẻ cần đi ngủ sớm trước 22 giờ. Phụ huynh cũng nên mang lại cho trẻ một môi trường hạnh phúc. Bác sĩ Cường dẫn chứng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chỉ số hạnh phúc và sức khỏe.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm