Thị trường hàng hóa
Dịch Covid-19 khiến giới trẻ khắp thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc, đánh giá lại giá trị của công việc. Họ nhận thấy việc phải làm nhiều giờ và chịu chèn ép bởi cấp trên không giúp cuộc sống của họ bớt bấp bênh trong bối cảnh kinh tế phát triển chậm dần.
Thay vì khát vọng khẳng định bản thân, kiếm nhiều tiền, có xe sang, nhiều người trẻ ngày nay chọn lối sống "an phận", tập trung vào trải nghiệm và hưởng thụ cuộc sống.
Sau ba năm bị phong tỏa định kỳ do đại dịch Covid-19, thế hệ Gen Z của Trung Quốc rất muốn dành những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ ngắn để đi thăm càng nhiều điểm tham quan và nếm thử càng nhiều đồ ăn càng tốt, và thường với ngân sách eo hẹp.
Một ngày chủ nhật đẹp trời, Ubon Yu - một sinh viên đại học ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vội vã đến một nhà ga và bắt chuyến tàu lúc 12h30 đến Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông lân cận.
Anh đã kiểm tra lại các ghi chú về chuyến đi trên điện thoại và thực hiện một số thay đổi vào phút chót đối với lịch trình 2 ngày của mình.
"Tôi muốn đến tất cả các điểm tham quan và nếm thử đồ ăn ở Quảng Châu trong một khoảng thời gian giới hạn", chàng trai 22 tuổi nhớ lại.
Ubon Yu dự tính rằng, mình có thể đi được 20 địa điểm du lịch trong 48 giờ ở Quảng Châu, và có rất ít thời gian trống.
Trường hợp của Ubon Yu không phải cá biệt. Kể từ đầu năm 2023, số lượng thanh niên trẻ tại Trung Quốc tham gia du lịch "kiểu quân đội" đã tăng lên đáng kể.
Khảo sát của China Beautiful Life Survey dựa trên 100.000 hộ gia đình Trung Quốc (18 - 35 tuổi), cho thấy hơn 32% dự định chi nhiều tiền hơn cho du lịch trong năm nay - có lẽ không có gì ngạc nhiên sau ba năm họ bị “ghìm chân” bởi Covid-19.
Trong đó, Trùng Khánh, Bắc Kinh, Hạ Môn, Thượng Hải và Thành Đô là những điểm đến nội địa được những người trong nhóm này yêu thích.
Nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, thành phố Trùng Khánh đã ghi nhận lượng khách du lịch tăng đột biến trong kỳ nghỉ Lễ Lao động (1/5), đón 6,41 triệu du khách - tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhờ “chi tiêu trả thù” sau đại dịch, lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng trong nước cũng được thúc đẩy đáng kể. Ngoài ra, cũng đã truyền cảm hứng cho một phong cách du lịch mới trong giới trẻ Trung Quốc, được gọi là “du lịch kiểu quân đội”.
Đây là kiểu du lịch được hiểu nôm na như du khách lên kế hoạch cho hành trình của họ với độ chính xác như trong quân đội, họ đặt mục tiêu đến thăm càng nhiều điểm du lịch hấp dẫn càng tốt, thường là với ngân sách tiết kiệm và trong một khoảng thời gian ngắn.
Giống với Gen Z Trung Quốc, số lượng người trẻ tại Mỹ chi nhiều tiền cho du lịch ngày càng tăng đáng kể.
Theo công ty nghiên cứu dữ liệu Morning Consult, bất chấp tình hình tài chính và thu nhập thấp, hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành thuộc Gen Z là nhóm thường xuyên đi du lịch hoặc đã thực hiện ít nhất 3 chuyến đi trở lên trong năm qua.
83% thanh niên sẵn sàng cắt giảm các khoản chi không cần thiết để trang trải cho việc di chuyển, theo một thống kê khác được công bố vào cùng thời điểm bởi công ty truyền thông Student Beans.
Theo khảo sát, hơn 12% số người được hỏi trong độ tuổi 18 - 25 cho biết họ sẽ vung tiền nhiều hơn để nuông chiều, chăm sóc và giải trí cho thú cưng - tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi.
Bên cạnh đó, có đến 75% trong độ tuổi 18 - 25 cũng có kế hoạch mua thêm thực phẩm bổ sung sức khỏe cho thú cưng của họ, trong khi 2/3 chủ sở hữu thú cưng được khảo sát cho rằng họ sở hữu một con vật để bầu bạn và giảm căng thẳng.
Ở Thượng Hải, Magic Sui, 23 tuổi, chi khoảng 3.000 nhân dân tệ (434 USD) mỗi tháng để nuôi thú cưng - một chú chó Pomeranian 18 tháng tuổi và một chú mèo Anh lông ngắn một tuổi. Cô chi tiền để mua thức ăn, bổ sung chất dinh dưỡng dựa trên nhu cầu của giống chó, ngoài ra còn các buổi chải và cắt tỉa lông dành cho mèo.
“Đối với tôi, những con vật cưng giống như gia đình và tôi cảm thấy được an ủi và bình yên mỗi khi có chúng ở bên cạnh trong thời kỳ khó khăn”, Sui kể.
Một nghiên cứu của Deloitte vào tháng 11 cho biết số lượng chó mèo ở Trung Quốc lên tới gần 200 triệu con. Nổi bật, doanh số bán thức ăn cho thú cưng dự kiến đạt 114 tỷ nhân dân tệ (16,5 tỷ USD) vào năm 2026.
Crystal Wang, lãnh đạo tư vấn của Deloitte cho các sản phẩm tiêu dùng và bán lẻ của Trung Quốc, cho biết những chủ sở hữu thú cưng trẻ tuổi ở Trung Quốc thường có thu nhập tốt, trình độ học vấn cao và họ sống ở các thành phố loại I. Có thể nói tầng lớp xã hội ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho thú cưng.
Theo hãng tin Korea Times đưa tin vào năm 2022, người Hàn Quốc đổ tiền chăm thú cưng nhiều chưa từng thấy
Cụ thể, Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) tuyên bố, ngành thương mại các mặt hàng chăm sóc thú cưng của Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2022 (tính đến tháng 9).
Bên cạnh đó, nhập khẩu sản phẩm cho thú cưng của Hàn Quốc trong tháng 1 đến tháng 9 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 291 triệu USD.
Theo một cuộc khảo sát năm 2021 của KB Financial Group, khoảng 30% hộ gia đình tại Hàn Quốc cho biết có nuôi thú cưng. Có 88,9% người nuôi cho biết họ coi thú cưng như thành viên trong gia đình và đối xử với chúng theo cách phù hợp.
Cuộc khảo sát cho thấy thế hệ sau năm 2000 vẫn là động lực thúc đẩy chi tiêu trực tuyến, với hơn 43% số người được hỏi mua sắm trực tuyến trong thời gian rảnh rỗi, tăng từ 38% vào năm 2021.
Như một hình thức giảm căng thẳng, Mao cho biết anh sẽ mua sắm trực tuyến đủ loại đồ ăn nhẹ, chi khoảng 300 nhân dân tệ (43 USD) mỗi tháng cho đồ ăn nhẹ và cà phê từ các trang thương mại điện tử.
“Mặc dù đã cố gắng kiềm chế bản thân, tôi vẫn dành nhiều thời gian để lướt web và thường xuyên mua sắm trực tuyến,” Mao nói.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm