Thị trường hàng hóa
Các doanh nghiệp Trung Quốc toả sóng khắp các quốc gia trên thế giới, chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Đâu là bí quyết truyền đời tạo nên sức mạnh của cộng đồng người Hoa trong kinh doanh?
Người Trung Quốc rất coi trọng triết lý Nho giáo. Họ vận dụng quan điểm Nho giáo vào cả hoạt động kinh doanh với nguyên tắc: Các mối quan hệ đều phải có tôn ti trật tự. Vì vậy, một trong những yêu cầu bắt buộc tại các doanh nghiệp Trung Quốc là cư xử đúng mực, có đạo đức. Vì vậy, những người trẻ tuổi, cấp dưới phải nhất mực thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, người có kinh nghiệm và các cấp quản lý của mình.
Mọi quy trình làm việc tại các doanh nghiệp Trung Quốc đều tuân theo tuần tự từ cấp trên xuống cấp dưới. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp luôn được xem như vị thuyền trưởng, cầm cân nảy mực, điều hành mọi hoạt động của công ty.
Nhân viên muốn kiến nghị, bày tỏ quan điểm cá nhân của mình cần phải đề xuất lên cấp trên với thái độ cầu thị.
Văn hoá quản lý doanh nghiệp này được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên thương hiệu đặc biệt của các công ty Trung Quốc trên toàn cầu.
Cộng đồng Hoa kiều trên khắp thế giới nổi tiếng là những người kinh doanh chặt chẽ, hết sức quý trọng đồng tiền. Với họ, đồng tiền chỉ nên chi vào những việc cần thiết nhất và vào những nơi hữu ích.
Đặc biệt, người Trung Quốc luôn tôn thờ nguyên tắc đoàn kết, quảng giao trong kinh doanh. Ở bất kỳ quốc gia nào, bạn cũng sẽ nhận ra, người Hoa thường thành lập các bang hội tương tế để hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau gây dựng cơ nghiệp. Với họ, "đơn thương độc mã" không thể khiến mình thành công trên con đường kinh doanh.
Vì vậy, các doanh nhân Trung Quốc luôn theo đuổi triết lý "Buôn có bạn, bán có phường". Sẽ không ngạc nhiên khi bạn chứng kiến có cả một dãy phố toàn bán hủ tiếu, mỳ vằn thắn, thuốc Đông y... của người Hoa. Khác với suy nghĩ thông thường rằng càng đông cửa hàng cùng kinh doanh một sản phẩm, tỷ lệ cạnh tranh càng cao, cơ hội thành công càng thấp; thì các ông chủ người Hoa lại cho rằng, tập trung buôn bán cùng một mặt hàng tại một địa điểm, sức hút sẽ càng tăng, khả năng lan toả sản phẩm sẽ càng lớn.
Ngay từ thập niên 1990, các chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm thành công của các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc. Theo đó, sức mạnh đoàn kết chính là yếu tố hàng đầu.
Khổng Tử có câu: "Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì". Với người Trung Quốc, chữ tín là tiêu chí hàng đầu, thậm chí là chiến lược, phương pháp kinh doanh.
Cũng vì đề cao chữ "tín" nên rất ít khi xảy ra những vụ kiện tụng, tranh chấp khi kinh doanh trong tập thể người Hoa. Thậm chí, các ông chủ người Hoa cũng đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ về hợp đồng, giao kèo để việc kinh doanh, hợp tác được diễn ra thông thuận, suôn sẻ, chủ yếu dựa trên nền tảng chữ tín, lòng tin.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm