Thị trường hàng hóa
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 22/9 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,61 USD/thùng, lên mức 85,94 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 1,53 USD/thùng, tăng lên mức 92,5 USD/thùng.
Giá dầu Brent đã tăng lên trên 92 USD cho thấy xu hướng tăng hàng tháng thứ tư khi Mỹ dự kiến tăng lãi suất, điều này có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu trên thị trường thế giới.
Giá dầu thô đã tăng gần 3% được cho là bắt đầu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố điều động quân sự một phần, làm leo thang những diễn biến căng thẳng ở Ukraine và làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu khí bị thắt chặt hơn.
Dầu tăng vọt và chạm mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 3. Các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12 năm nay.
Các dấu hiệu về sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc khi dịch bệnh Covid-19 dần bị kiểm soát cũng làm tăng giá dầu toàn thế giới. Những nhà phân tích cho biết, ít nhất ba nhà máy lọc dầu của nhà nước Trung Quốc và một nhà máy lọc dầu tư nhân lớn đang xem xét việc tăng vận hành lên đến 10% trong tháng 10 kể từ tháng 9 do nhu cầu mạnh hơn và xuất khẩu nhiên liệu quý IV có thể tăng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ nói rằng không mong đợi một bước đột phá trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần này, làm giảm triển vọng nguồn cung dầu Iran quay lại thị trường quốc tế.
Mặt khác, dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ tăng khoảng 1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/9, theo trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ ngày 20/9.
Dự trữ dầu thô của Mỹ được ước tính đã tăng trong tuần trước khoảng 2,2 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 16/9, theo một cuộc thăm dò mở rộng của Reuters.
Nhóm các nhà sản xuất OPEC+ hiện đang giảm kỷ lục 3,58 triệu thùng/ngày so với mục tiêu sản xuất, tương đương khoảng 3,5% nhu cầu toàn cầu. Dữ liệu từ OPEC+ cho thấy mức thiếu hụt trong tháng 8 là kỷ lục và cao hơn 24% so với tháng 7 là 2,89 triệu thùng/ngày.
Các dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua Ukraine vẫn ổn định vào 21/9 trong khi đường ống Yamal-Europe từ Đức đến Ba Lan đã bị dừng lại.
Việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moscow đã khiến các công ty điện nước phải chịu giá cao ngất ngưởng do tranh giành nguồn cung thay thế và khiến hóa đơn người tiêu dùng tăng cao.
Đức đã quốc hữu hóa Uniper với gói 8 tỷ euro (7,9 tỷ USD), bổ sung vào hàng tỷ USD đã chi để cứu trợ nhà nhập khẩu khí đốt đang gặp khó khăn khi Đức cố gắng đảm bảo đủ năng lượng cho mùa đông, nhưng gói cứu trợ đã không đủ để bù đắp cho khoản lỗ ngày càng sâu của Uniper.
Hơn 20 nhà cung cấp điện của Anh đã sụp đổ, nhiều nhà cung cấp điện đổ nát vì giới hạn giá của chính phủ khiến họ không thể duy trì mức giá tăng vọt.
Giá xăng dầu trong nước
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/9, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm hầu hết giá các mặt hàng xăng dầu trong nước. Theo đó, mỗi lít xăng RON 95 giảm thêm 630 đồng, xăng E5 RON 92 cũng giảm 450 đồng. Giá dầu giảm mạnh hơn, ở mức 380-1.970 đồng mỗi lít.
Đồng thời Liên bộ cũng thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5 RON92 là 451 đồng/lít, xăng RON95 là 450 đồng/lít, dầu diesel là 300 đồng/lít, dầu hỏa là 300 đồng/lít, dầu mazut là 741 đồng/kg.
Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5 RON92 không cao hơn 21.781 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 22.584 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S không cao hơn 22.536 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 22.441 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.656 đồng/kg.
Mức giá có hiệu lực từ 15h ngày 21/9 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm