Thị trường hàng hóa
Giá lúa gạo tuần qua và giá lúa gạo hôm nay 21/8 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm 100 – 200 đồng/kg đối với mặt hàng gạo, trong khi đó, giá các loại lúa duy trì ổn định, riêng mặt hàng nếp điều chỉnh tăng 100 đồng/kg.
Theo đó, lúa Đài thơm 8 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg. Hiện nay, tại các địa phương, giao dịch gạo OM 18 hè thu ảm đạm, nhà máy chủ động chào giá bán giảm lại.
Với mặt hàng nếp, nếp tươi An Giang 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.200 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu ở mức 8.000 – 8.050 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 8.650 – 8.700 đồng/kg. Giá mặt hàng phụ phẩm chững lại. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.400; cám khô 8.150 – 8.250 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Thị trường nội địa trầm lắng, giá gạo giảm nhẹ. Các thương lái cho biết, giá gạo nội địa giảm do chất lượng gạo từ vụ thu hoạch hè thu không tốt hơn so với gạo của các đối thủ cạnh tranh.
Chủng loại lúa/gạo |
Đơn vị tính |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng/giảm so với hôm qua (đồng) |
Đài thơm 8 |
kg |
5.800 – 6.000 |
|
OM 18 |
Kg |
5.800 – 6.000 |
|
Nàng hoa 9 |
Kg |
5.600 – 5.800 |
|
IR 504 |
Kg |
5.300 – 5.450 |
|
OM 5451 |
Kg |
5.500 – 5.600 |
|
Nếp An Giang (tươi) |
Kg |
5.900 – 6.100 |
|
Nếp Long An (tươi) |
Kg |
6.100 – 6.300 |
|
Nếp An Giang (khô) |
Kg |
7.500 – 7.600 |
|
Gạo nguyên liệu IR 504 |
Kg |
8.000 – 8.050 |
|
Gạo thành phẩm IR 504 |
Kg |
8.650 – 8.700 |
|
Tấm khô IR 504 |
kg |
8.400 |
|
Cám khô IR 504 |
kg |
8.150 – 8.250 |
|
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định. Hiện giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, gạo 100% tấm 383 USD/tấn.
Trong tuần qua, lượng gạo thông quan đi thị trường Trung Quốc và Châu Phi có nhiều triển vọng tích cực. Giá giao hàng gạo đi thị trường Philippines ổn định, trong khi giá giao hàng đi thị trường Trung Quốc và Châu Phi ghi nhận mức sụt giảm 5 – 10 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá xuất khẩu gạo đến ngày 17-8 của Việt Nam thấp hơn Thái Lan nhưng cao hơn Ấn Độ và Pakistan. Cụ thể, gạo 5% tấm đạt 393 đô la Mỹ/tấn; 378 đô la Mỹ/tấn với gạo 25% tấm. Trong khi đó, gạo Thái Lan đạt 418 đô la Mỹ/tấn với gạo 5% tấm; 396 đô la Mỹ/tấn với gạo 25% tấm. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan lần lượt là 343 đô la Mỹ/tấn và 368 đô la Mỹ/tấn.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 4,08 triệu tấn, tương đương trên 1,99 tỉ đô la, tăng 17,3% về lượng, tăng 6% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá xuất khẩu trung bình đạt 488,9 đô la Mỹ/tấn, giảm 9,6%.
Đánh giá về giá gạo xuất khẩu năm nay không được như kỳ vọng trong khi nhu cầu lương thực thế giới vẫn ở mức cao, ông Đỗ Hà Nam – Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho rằng thông thường khi lương thực bị mất mùa, hàng hóa thiếu hụt thì giá mới lên. Thực tế năm nay, các nước sản xuất gạo lớn đều được mùa, sản lượng tăng, tồn kho cao, trong khi nhu cầu vẫn vậy. Mấy tháng qua, giá có thể thay đổi trong thời điểm nào đó do gián đoạn vận chuyển song không gây đột biến đến mức gây khan hiếm lương thực toàn cầu.
Bên cạnh đó, khi các nước có nhu cầu mua lương thực, Việt Nam cũng đã đổ một lượng cung lớn, lượng xuất tăng gần 20% so với năm ngoái, và khi “Tồn kho của các nước nhập khẩu bắt đầu tăng, thì giá sẽ khó có thể tăng khi sản phẩm bắt buộc phải bán ra”, ông Đỗ Hà Nam cho biết.
Dự báo, trong tuần tới, giá gạo sẽ không có nhiều biến động do nhu cầu nhập khẩu từ các nước duy trì ở mức ổn định. Với thị trường Trung Quốc, hiện thị trường này vẫn thực hiện chính sách phong tỏa Covid-19. Bên cạnh đó năm nay, Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo nếp, tấm nếp và có nhu cầu cao về gạo ST, trong khi gạo ST Việt Nam cũng không đủ phục vụ thị trường trong nước.
Với thị trường Philippines, từ nay đến cuối năm sẽ khó có tăng trưởng đột phá. Bởi Philippines đã nhập khẩu tăng thêm 20% so với cùng kỳ. Cộng với việc nước này bắt đầu vào vụ mùa, nên khả năng tăng trưởng thị trường này sẽ khó.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm