Thị trường hàng hóa
Nhiều nhận định, sự giảm giá này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, khi các quốc gia châu Âu đang cạnh tranh để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các lựa chọn thay thế khác cho việc cung cấp đường ống của Nga.
Hãng tin TASS đã dẫn thông báo của Gazprom, Tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Gazprom có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova kể từ ngày 20/10 tới. Gazprom bảo lưu mọi quyền, bao gồm quyền ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt cho Moldova từ ngày 20/10 tới.
Các thương nhân hiện đã chuẩn bị cho việc tăng giá có thể lớn hơn sau thỏa thuận hôm thứ Tư của các nhà sản xuất dầu OPEC +, bao gồm thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh bao gồm Nga cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày.
Một nguồn tin lọc dầu cho biết, nhà sản xuất có thể đã giữ giá không thay đổi vì tỷ suất lợi nhuận lọc dầu ở châu Á đã giảm. Các nguồn tin khác cho hay, Ả Rập Xê Út có thể đang giữ nguồn cung cấp cho châu Á ổn định để duy trì thị phần của mình trong khu vực.
Hôm thứ Tư vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út đã chia sẻ, việc cắt giảm nguồn cung thực sự bắt nguồn từ thỏa thuận OPEC + sẽ lên tới khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu thùng/ngày để đáp ứng với việc lãi suất toàn cầu tăng và nền kinh tế thế giới suy yếu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) thì nhận định, châu Âu có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm tới sau khi rút cạn các bể chứa khí đốt tự nhiên của mình để vượt qua cái lạnh của mùa Đông năm nay.
Mặc dù các nước phương Tây đã lấp đầy bể chứa đến khoảng 90% công suất sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của châu lục này đối với cuộc xâm lược Ukraine.
Tuy nhiên, chuyên gia Tagliapietra của Bruegel lại cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu sẽ còn kéo dài. Việc tích trữ khí đốt trong năm 2023 sẽ khó hơn năm nay, xét tới việc dự trữ của năm nay được xây dựng chủ yếu nhờ vào nhập khẩu khí đốt Nga, mà trong năm tới, nguồn này có thể bị cắt hoàn toàn.
Tại thị trường trong nước, giá gas hôm nay vẫn ổn định. Từ ngày 1/10, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước tiếp tục giảm 18.000 đồng mỗi bình gas loại 12 kg, loại 45 kg giảm 67.500 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Cụ thể, Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) thông báo, giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 405.000 đồng bình 12kg.
Tương tự, giá gas City Petro cũng giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg từ ngày 1/10. Giá gas bán lẻ của thương hiệu này đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.500 đồng/bình 12 kg và 1.776.500 đồng/bình 50 kg.
Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn cũng cho biết trong tháng 10 giá gas điều chỉnh giảm 18.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP. Hồ Chí Minh là 411.000 đồng/bình 12kg.
Do giá khí đốt thế giới hạ nhiệt nên các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm. Giá gas thế giới bình quân tháng 10/2022 chốt hợp đồng ở mức 575USD/tấn, giảm 65 USD/tấn so với tháng 9.
Bảng giá gas bán lẻ trong nước tháng 10/2022
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm