Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:45 15/03/2024

Độc đáo màn tranh đầu pháo tại Quảng Uyên - Cao Bằng

Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời và lớn nhất tỉnh Cao Bằng, được tổ chức từ chiều 30 tháng Giêng đến hết ngày mùng 2/2 âm lịch, với ý nghĩa mở đầu cho mọi hoạt động của một năm mới, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống thanh b

Lễ hội tranh đầu pháo được tổ chức với nhiều nghi thức độc đáo như khai quang mở mắt rồng, lễ khao quân, lễ tế thần, lễ rước thần. Điểm nhấn trong lễ hội là các điệu múa rồng, múa lân và tranh đầu pháo theo đúng tên gọi của lễ hội.

Lễ hội tranh đầu pháo hàng năm được diễn ra từ ngày 30 đến ngày mùng 2 âm lịch gắn với ngôi miếu cổ Bách Linh. Miếu Bách Linh có từ thời nhà Lý, là nơi thờ 100 điều linh thiêng, đứng đầu là con rồng (một trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng). Chính vì lẽ đó, nghi lễ đầu tiên của lễ hội chính là khai quang mở mắt rồng.

Theo quan niệm dân gian, rồng bay từ dưới nước lên nên mỏ nước đầu nguồn Bó Cốc Chủ của thị trấn Quảng Uyên được chọn làm nơi khai quang mở mắt rồng và vẫn được duy trì từ xưa đến nay.

"Khai quang mở mắt rồng” là nghi thức mở đầu cho Lễ hội tranh đầu pháo cổ truyền của các dân tộc trên địa bàn huyện Quảng Hòa.

 

Theo quan niệm dân gian, rồng bay từ dưới nước lên nên mỏ nước đầu nguồn Bó Cốc Chủ của thị trấn Quảng Uyên được chọn làm nơi khai quang mở mắt rồng.

 

Các bậc cao niên đại diện cho những dân tộc sinh sống tại thị trấn giữ trọng trách làm thủ tục cắt tiết gà, lấy tiết gà mở mắt rồng. Sau những hồi trống uy nghiêm, rồng uốn lượn bay lên dưới đôi tay uyển chuyển của các tráng sĩ cùng với kỳ lân múa lượn xung quanh mỏ nước 3 vòng, cầu cho mưa thuận, gió hòa. Sau nghi lễ tại mỏ nước, rồng, kỳ lân và đoàn rước kiệu đến miếu Bách Linh, đền Nùng Trí Cao, đền Trần Hưng Đạo, chùa Thiên Phúc để khai hội tranh đầu pháo.

Đây là lễ hội lớn nhất của huyện Quảng Hòa, mang ý nghĩa mở đầu mọi hoạt động của một năm mới, mở đầu mùa sản xuất nông nghiệp của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, cầu mong rồng làm mưa thuận, gió hòa để mùa màng tươi tốt, bội thu, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội gắn với huyền tích dân gian. Sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, bảo vệ bờ cõi phía Bắc nước Đại Việt dưới thời nhà Lý, thế kỷ XI, tại các địa phương đi qua, Nùng Trí Cao tổ chức khao quân ăn mừng chiến thắng.

Khi đến vùng đất Quảng Nguyên (Quảng Hòa ngày nay) đúng vào dịp Lễ hội tranh đầu pháo, trong lễ khao quân, Nùng Trí Cao chọn bãi đất phẳng và huy động trai tráng trong vùng chia thành nhiều đội để tranh đầu pháo, đội nào thắng, tranh được đầu pháo sẽ gặp may mắn, tài lộc cả năm. Nùng Trí Cao cho quân lính quay lợn và làm rất nhiều mâm cơm đặt trước cửa các nhà trong vùng để tất cả những người đến chơi hội đều được ăn mừng chiến thắng.

Phần thi tranh đầu pháo năm nay có sự tham gia của 57 tráng sỹ đến từ 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Mỗi xã, thị trấn gồm 3 chàng trai khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh được gọi chung là “tráng sĩ” tham gia màn tranh đầu pháo (đầu pháo là chiếc vòng sắt được trang trí bằng tua ngũ sắc rực rỡ).

Các tráng sĩ trước khi tham dự cuộc thi sẽ tập hợp lại giữa một vòng tròn có đường kính rộng 30m. Sau khi Ban Tổ chức lễ hội hoàn thành nghi thức nhận vòng ngọc, kiệu đầu pháo di chuyển vào trung tâm vòng tròn, 4 chiếc kiệu còn lại được để ở phần ngoài vòng tròn, trong đó, kiệu bàn thờ thần đặt ở giữa.

Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, huyện Quảng Hòa và đông đảo người dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến trẩy hội.

 

Sau hiệu lệnh bắt đầu cùng với tiếng pháo giấy, tiếng trống nổi lên, chiếc vòng sắt được chủ lễ tung lên không trung, các tráng sĩ sẽ thể hiện sự khéo léo, thông minh, nhanh nhẹn của mình để có thể tranh, đưa chiếc vòng tới kiệu thờ thần và quỳ lạy. Các hoạt động tung vòng, tranh đấu vòng sẽ diễn ra liên tục cho đến khi tìm được người chiến thắng.

Với quan niệm xã nào giành được chiếc vòng sẽ gặp may mắn, phát tài, phát lộc, phần thi tranh đầu pháo luôn thu hút nhiều chàng trai khỏe mạnh đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Kết thúc, đội xã Phúc Sen đoạt được đầu pháo năm 2024.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm