Thị trường hàng hóa
Quản trị kinh doanh được coi là ngành xương sống đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi nó đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho nền kinh tế nước nhà. Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học hot được rất nhiều thí sinh đăng ký. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên sau khi vào trường lại không hiểu rõ mình sẽ học gì, sau khi ra trường sẽ làm gì? Thực tế, theo học Quản trị kin doanh sẽ có nhiều chuyên ngành khác nhau. Sau khi học đến năm thứ 3, bạn sẽ phải quyết định học chuyên ngành nào.
Quản trị kinh doanh bao gồm 4 chuyên ngành cơ bản:
+ Quản trị kinh doanh tổng hợp: đào tạo nhà quản lý, quản trị mà trong đó đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức:
+ Quản trị doanh nghiệp: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, trang bị kỹ năng cho sinh viên về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
+ Quản trị logistics: Quản trị logistics mang đến cho bạn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.
+ Quản trị marketing: Với mỗi doanh nghiệp, trong quản trị kinh doanh thì Marketing chính là một ngành không thể thiếu. Đối với các bạn yêu thích ngành marketing thì trong Quản trị kinh doanh, bạn có thể chọn ngành học Quản trị marketing để nghiên cứu và tập trung chủ yếu vào ngành học này. Ở đó, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về marketing và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp hiện nay như thế nào.
Cũng giống như trên thị trường lao động, tạo được sự khác biệt của bản thân giúp bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm, được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Thương hiệu cá nhân không là cái gì đó quá ghê gớm nhưng mất rất nhiều thời gian để gầy dựng. Học, làm việc và không ngừng tương tác một cách có thiện chí với thế giới xung quanh khiến bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Hãy để mọi người “gọi tên” bạn theo cách bạn muốn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người có năng lực nhưng dối trá, bất chấp tất cả để thu về lợi ích tốt nhất cho mình rõ ràng sẽ là mối nguy hiểm lớn cho xã hội. Nói đến lĩnh vực kinh doanh thì cụm từ “đạo đức kinh doanh” không còn quá xa lạ. Đạo đức trong kinh doanh tức là không gian dối, làm điều gian dối trái pháp luật đạo đức. Kinh nghiệm dành cho tân sinh viên là muốn theo đuổi lĩnh vực kinh doanh thì đầu tiên hãy học làm người trước đã.
Rất nhiều bạn sinh viên đã hoang mang khi bước vào học chuyên ngành. Bạn lo lắng sẽ chọn sai chuyên ngành, chọn ngành học không phù hợp với bản thân... Hãy kiên định với mục tiêu của bạn và cố gắng hoàn thành chúng. Đừng quá lo sợ vì khi học quản trị kinh doanh ra trường, bạn có thể có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí như:
Vì vậy, hãy kiên định với sự lựa chọn của bản thân, học tập tốt, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Dù bạn học ngành nào, nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ thua trong cuộc chiến tuyển dụng.
Dù chỉ mới là sinh viên nhưng với những vốn kiến thức bạn có, bạn vẫn có thể tìm kiếm, tích lũy kinh nghiệm cho mình. Ngay khi còn là sinh viên, đừng bỏ mặc mọi thứ, tận hưởng cuộc sống, hãy tìm công việc làm thêm để rèn mình trong môi trường làm việc quy củ, phép tắc. Ở những năm đầu bạn có thể làm phục vụ bàn, dạy kèm… để vừa cọ sát với thực tế lại vừa hiểu được giá trị của đồng tiền. Tới năm thứ 3 trở đi, hãy xin vào công ty để làm. Một sinh viên quản trị kinh doanh sau khi ra trường dày dặn kinh nghiệm thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho công việc.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm