Thị trường hàng hóa
Hệ thống này, được gọi là MARS hoặc Hệ thống ứng phó và cảnh báo khí mêtan, sẽ được xây dựng dựa trên cam kết được 119 quốc gia ký từ năm ngoái nhằm cắt giảm 30% lượng khí thải mêtan trong thập kỷ này - một mục tiêu mà các nhà khoa học cho là rất quan trọng để ngăn chặn biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
Inger Andersen, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường LHQ, cho biết trong một tuyên bố đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 tại Ai Cập rằng: "Giảm lượng khí thải mêtan có thể tạo ra sự khác biệt lớn và nhanh chóng, vì khí này thoát khỏi bầu khí quyển nhanh hơn nhiều so với khí carbon dioxide".
Các nhà khoa học cho biết khí mêtan, có tác động làm ấm lên cao hơn nhiều so với khí CO2 dù có thời gian tồn tại ngắn ngủi, là nguyên nhân gây ra khoảng 1/4 mức tăng nhiệt độ toàn cầu cho đến nay.
UNEP cho biết, hệ thống MARS sẽ dựa vào một mạng lưới vệ tinh không gian hiện có để phát hiện các chùm khí mêtan trên toàn cầu, ước tính độ lớn của chúng và xác định công ty hoặc Chính phủ chịu trách nhiệm gây ra.
Sau đó, Đài quan sát phát thải khí mêtan quốc tế của UNEP sẽ chia sẻ thông tin về vụ rò rỉ với bất kỳ ai chịu trách nhiệm, với hy vọng họ sẽ tìm ra nguyên nhân rò rỉ và sửa chữa nó.
Cũng theo UNEP, sau khoảng thời gian từ 45-75 ngày, đài quan sát sẽ công bố thông tin về vụ rò rỉ và phản ứng của công ty hoặc Chính phủ vào cơ sở dữ liệu công khai.
Hệ thống này trước tiên sẽ tập trung vào các hoạt động khai thác dầu và khí đốt trên toàn cầu, một trong những nguồn khí mêtan lớn nhất, trước khi dần dần mở rộng sang các ngành công nghiệp khác như than, chất thải, chăn nuôi...
Sáng kiến này sẽ được tài trợ một phần bởi Chính phủ Mỹ và Liên minh châu Âu, cùng với các tổ chức từ thiện bao gồm Quỹ Trái đất Bezos của người sáng lập Amazon Jeff Bezos và Trung tâm Mêtan toàn cầu.
Đặc phái viên Khí hậu Mỹ, John Kerry, người đã lãnh đạo Cam kết cắt giảm khí mêtan toàn cầu vào năm ngoái, gọi hệ thống mới là "quan trọng" đối với các nỗ lực khí hậu. Ông nói: “Cắt giảm khí mêtan là cơ hội nhanh nhất để giảm sự nóng lên và giữ 1,5 độ C”.
Tại COP27, Mỹ và EU cũng chuẩn bị công bố một thỏa thuận chung nhằm đẩy mạnh các nỗ lực giảm thiểu khí mêtan từ lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và hy vọng các quốc gia khác sẽ ký kết.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm