Thị trường hàng hóa
Meta đã “đốt” hàng chục tỷ USD để xây dựng và phát triển vũ trụ ảo metaverse. Bản thân CEO Mark Zuckerberg đặt nhiều tham vọng vào metaverse, tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ nên đến nay, vũ trụ ảo metaverse do Meta đang xây dựng vẫn chưa thực sự hình thành và vẫn còn nhiều hạn chế.
Meta đang có những động thái trong việc nỗ lực cắt giảm chi phí. Tờ Wall Street Journal cho biết công ty đang đặt mục tiêu giảm chi phí ít nhất 10% trong vài tháng tới. Phần lớn trong số đó được cho là đến từ việc cắt giảm việc làm. Cổ phiếu ban đầu đã tăng sau động thái này nhưng cũng không duy trì được quá 1 ngày do những biến động của thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (22/9), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm và dự báo sẽ tiếp tục nâng với bước nhảy lớn trong thời gian tới để chống lại sự leo thang của lạm phát.
Giá cổ phiếu cũng chịu những biến động cực đoan, phi lý, đặc biệt là sụt giảm giá trị. Cổ phiếu công nghệ thậm chí còn tệ hơn. Khi so sánh ba chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ, chúng ta có thể nói rằng cổ phiếu công nghệ đã hoạt động tệ hơn nhiều so với cổ phiếu phi công nghệ.
Cổ phiếu của Meta Platforms đã mất 57% so với đầu năm, trong khi S&P 500 giảm 19% so với cùng kỳ. Cổ phiếu lĩnh vực công nghệ đã điều chỉnh đáng kể so với các thị trường rộng lớn hơn trong năm nay do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô - chỉ số ngành công nghệ NASDAQ 100 giảm 35% so với đầu năm.
Meta đang phải đối mặt với các tác động từ việc chỉnh sửa quyền riêng tư của Apple cho iOS (người dùng có thể vô hiệu hóa theo dõi dữ liệu) cho đến chi tiêu cao cho các dự án metaverse và sự giám sát của các cơ quan quản lý chống độc quyền. Điều này khiến tâm lý nhà đầu tư có phần dè dặt. Cổ phiếu Meta hiện đang giao dịch quanh mức 146 đô la/ cổ phiếu, thấp hơn 42% so với giá trị hợp lý là 252 đô la theo định giá từ Trefis.
Những yếu tố khiến thị trường chứng khoán hứng “cơn gió ngược”, sâu xa vẫn xoay quanh các trụ tác động: Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine; Lạm phát tăng cao của nhiều nền kinh tế; Dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và sự gia tăng đột biến các ca mắc gần đây tại Trung Quốc.
Như vậy Meta nói riêng và cổ phiếu công nghệ Mỹ nói chung có thể phải đối mặt với một thời gian khó khăn, đặc biệt nếu Fed không thành công trong việc ứng phó lạm phát và nếu suy thoái toàn cầu có ảnh hưởng tiêu cực hơn đến thu nhập doanh nghiệp của Hoa Kỳ.
Dẫu sao, Meta vẫn là doanh nghiệp quảng cáo lớn thứ hai sau Google và đại đa số các khách hàng quảng cáo của nó là các công ty vừa và nhỏ. Phần lớn các nhà quảng cáo này vẫn phải dựa vào nền tảng này để vận hành cho các chương trình khuyến mãi hay quảng bá.
"Chúng ta đã trải qua thời kỳ suy thoái, chiến tranh, đại dịch và nhiều điều khác. Ngay cả khi khó khăn nhất, điều gì rồi cũng sẽ qua, nền kinh tế Mỹ một lần nữa sẽ giữ được chỗ đứng trên toàn cầu. Xét cho cùng, Hoa Kỳ có nền kinh tế đa dạng và linh hoạt nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên Trái đất. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp có thể thực hiện một số điều chỉnh danh mục đầu tư, nhưng nên kiên trì kế hoạch dài hạn và duy trì lộ trình của mình" - tờ Forbes nhận định.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm