Thị trường hàng hóa
Theo ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia dự báo nhân lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh: Về thị trường lao động trong giai đoạn sắp tới, nhận định có sự thay đổi chất lượng cơ cấu ngành nghề, sự kết hợp, lồng ghép nhau hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp, phù hợp cơ cấu công nghệ số.
Theo đó, chuyên gia dự báo 6 nhóm ngành phát triển, lên ngôi trong 5 năm tới. Trước hết, Nhóm ngành 1: Công nghệ và kỹ thuật: cơ điện tử, tự động hóa, nhiệt, công nghệ kỹ thuật ô tô - tàu thủy), điện - điện tử, công nghệ hàn, công nghệ dệt - sợi - may; quản trị viên của các ngành kỹ thuật cùng các nhóm ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc (kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị - thiết kế nội thất...), công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ môi trường.
Tiếp đó, nhóm ngành 2: Công nghệ thông tin, phát triển chuyên sâu khoa học máy tính, công nghệ thông tin - lập trình và phần mềm (bảo mật mạng, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh - hoạt hình) và trí tuệ nhân tạo.
Nhóm ngành 3 vị chuyên gia này đánh giá cao: Quản trị kinh doanh - kinh doanh quốc tế - tài chính - ngân hàng kết hợp các chuyên ngành quản trị rủi ro, quản lý chất lượng - quản trị kỹ thuật và y tế, quản lý hệ thống thông tin, kế hoạch và dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội - kinh doanh, tư vấn tài chính, quản lý dự án khoa học môi trường - hàng không, logistic và chuỗi cung ứng, quản lý văn phòng cao cấp, truyền thông marketing - digital marketing, tài chính kế toán, kiểm toán, ngân hàng, tài chính doanh nghiệp.
Nhóm ngành thứ 4: Khoa học xã hội, du lịch - nhà hàng - khách sạn khách sạn - ẩm thực, sư phạm kỹ thuật và sư phạm giáo dục, luật, ngôn ngữ (Anh, Nhật, Trung, Hàn), quan hệ công chúng - tổ chức sự kiện, truyền thông đa phương tiện, Đông phương học và tâm lý các chuyên ngành.
Nhóm ngành 5: Chăm sóc sức khỏe: y, dược, điều dưỡng, nha (răng - hàm - mặt), các chuyên ngành quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, nghiên cứu gen và dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ và sức khỏe.
Cuối cùng theo vị này, nhóm ngành 6: Công nghệ nông - lâm (khoa học cây trồng, chăn nuôi - thú y, lâm sinh, công nghệ sau thu hoạch), công nghệ thủy - hải sản (nuôi trồng, chế biến) và công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học - hóa (dược, sinh, mỹ phẩm, thực phẩm...).
Ông Trần Anh Tuấn cho rằng, theo dự báo những năm tới trong giai đoạn 2025 - 2035, xu hướng tuyển dụng các ngành liên quan đến công nghệ trong thời đại 4.0 luôn ở mức cao nhất so với các ngành khác.
Vì vậy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo gắn với chuyển đổi số, khả năng thích ứng với sự chuyển đổi của xã hội ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thị trường lao động.
Cũng theo ông Tuấn, nguồn nhân lực qua đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp tại những thành phố sẽ bị tác động mạnh về di chuyển lao động, tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt, góp phần gia tăng sự mất cân đối cung - cầu lao động. Đặc biệt là nguồn cung lao động có kỹ năng và trình độ cao. Dòng dịch chuyển lao động tri thức của các nước trong khu vực lúc này.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm