Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:50 02/06/2024

Chế độ lương, thưởng, phúc lợi thỏa đáng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

Tham luận của Tiến sĩ Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn với chủ đề “Chế độ lương, thưởng, phúc lợi thỏa đáng là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động” tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” đã nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo đó, tham luận của Tiến sĩ Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn đã đề cập tới vấn đề liên quan trực tiếp tới người lao động.

Tiến sĩ Phạm Thu Lan cho biết, người lao động đi làm đều quan tâm tới tiền lương, nhất là người có thu nhập thấp. Thực tế đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận giữa tiền lương, thưởng và phúc lợi với động lực làm việc, sự hài lòng và toàn tâm trong công việc. Người lao động dù muốn gắn bó nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi lương thấp. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ nhảy việc cao, 8-12%/tháng ở các ngành đông lao động.

Trong quan hệ kinh tế, nhảy việc để tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ và phát huy tối ưu năng lực của bản thân là việc bình thường, nhưng nhảy việc chỉ thuần túy để tìm kiếm mức lương cao hơn cho một công việc tương tự lại là sự lãng phí không đáng có. Một doanh nghiệp có 1.000 công nhân nhưng 1 tháng 100 công nhân liên tục ra vào. Doanh nghiệp này sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và nhân lực cho quảng cáo tuyển dụng, tổ chức phỏng vấn, làm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ và đào tạo nhân viên… trong khi những chi phí này hoàn toàn có thể tiết kiệm để đầu tư cho tăng năng suất.

Tiến sĩ Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn trình bày tham luận tại Diễn đàn.

 

Năng suất của các yếu tố khác đều phụ thuộc vào yếu tố lao động. Người lao động không có kỹ năng thì mong muốn đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, học tập cũng cần có động lực. Người lao động khi còn đang phải vướng bận kiếm bữa cơm hàng ngày cho gia đình thì học tập cho bản thân không phải là sự ưu tiên. Người lao động không thể dành thời gian, tâm trí và sức lực cho việc học tập, chưa nói tới người có tiền lương thấp sẽ không có nguồn lực để đầu tư cho học tập của bản thân và con cái. Thiếu học tập nâng cao trình độ, Việt Nam sẽ không thể nâng cấp chuỗi giá trị, theo kịp xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ rất nỗ lực cải thiện tiền lương, đời sống, việc làm và thu nhập thông qua nhiều chính sách và biện pháp toàn diện trong gần 40 năm đổi mới.

Từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, người dân đói ăn, thiếu mặc, Việt Nam hôm nay trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người hơn 4.000 đô-la; tầng lớp trung lưu tăng nhanh, là một bước tiến mà nhiều quốc gia trên thế giới phải thán phục.

Tiến sĩ Phạm Thu Lan đề xuất, thời gian tới cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng. Mức lương tối thiểu là sàn an sinh xã hội và là quyền cơ bản của con người. Mức lương tối thiểu thỏa đáng không chỉ đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình như thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại, giáo dục, quan hệ xã hội, mà còn cần một khoản dự phòng cho sự việc bất khả kháng và tiết kiệm cho tương lai.

Tổ chức Công đoàn mong muốn Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia trong thời gian tới nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, tư vấn cho Chính phủ để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất.

Thứ hai, tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội. Hiện tại, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động liên tục tăng trong những năm vừa qua, đến nay đạt hơn 38% lực lượng lao động. Tổ chức Công đoàn mong muốn mục tiêu độ bao phủ bảo hiểm xã hội đến năm 2030 đạt 60% như kế hoạch đề ra, đáp ứng mong mỏi của người lao động.

Thứ ba, thúc đẩy bình đẳng giới về thu nhập. Thứ tư, chính sách phúc lợi nhà ở, trường học, bệnh viện. Trong đó, Đề án 1 triệu nhà ở xã hội của Chính phủ là sự quan tâm riêng dành cho công nhân lao động. Mong muốn của lao động là Chính phủ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội đi kèm với cơ sở hạ tầng về trường học, bệnh viện và các tiện tích cơ bản khác để lao động thu nhập thấp đạt được ước mơ sở hữu căn nhà riêng của mình trong những năm tới.

Thứ năm, thu hút nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm. Thứ sáu, luật hóa trách nhiệm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn. Thứ bảy, sự thiện chí của người sử dụng lao động. “Tài sản là quan trọng nhưng di sản còn quan trọng hơn. Nền kinh tế có thể tạo ra nhiều tài sản để lại cho thế hệ mai sau, nhưng di sản về cơ chế, thiết chế, chính sách và các sàn xã hội về tiền lương, thu nhập, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và các khía cạnh xã hội khác để lại cho thế hệ mai sau sẽ có giá trị hơn rất nhiều”, Tiến sĩ Phạm Thu Lan phát biểu.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm