Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
00:00 05/08/2022

Châu Âu đối phó với khủng hoảng năng lượng: Khi thắt lưng buộc bụng là giải pháp khả dĩ nhất

Việc Nga siết chặt nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) đã khiến châu Âu phải cấp tập tìm cho mình phương cách để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang cận kề, nhất là khi mùa đông khắc nghiệt sắp tới.

Trong bối cảnh “vạn thế khó” hiện tại, tiết kiệm hay “thắt lưng buộc bụng” tối đa có thể nguồn năng lượng sử dụng đang là giải pháp dễ thực thi nhất.

Từ thỏa thuận đến hành động

Ngay sau khi Nga quyết định giảm lượng khí đốt hằng ngày tới châu Âu qua Nord Stream 1 xuống còn 33 triệu m3 mỗi ngày, tương đương 20% công suất, Ủy ban châu Âu ngày 20/7 đã ra lời kêu gọi các quốc gia EU giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống 15% trong những tháng tới để đảm bảo dự trữ cho mùa đông. Do nhiều quốc gia châu Âu cho rằng họ muốn tự đưa ra quyết định một cách độc lập về việc tiết kiệm năng lượng nên EU đã thống nhất rằng bất kỳ sự cắt giảm tiêu thụ nào sẽ là tự nguyện và không có giới hạn bắt buộc. Cụ thể, mục tiêu cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình mỗi nước.

 

Berlin tắt đèn để tiết kiệm năng lượng. Ảnh: DPA

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu đồng thời cũng là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất và bấy lâu dựa chủ yếu vào nguồn năng lượng từ Nga, không còn cách nào khác, dường như đã là quốc gia xăng xái nhất, chủ động nhất, tích cực nhất trong việc thực thi chủ trương tiết kiệm năng lượng. Thủ đô Berlin, từ ngày 27/7, đã quyết định tắt đèn tại khoảng 200 di tích lịch sử và các tòa nhà. Thành phố Munich ở miền Nam nước Đức cũng đã thông báo sẽ tắt đèn chiếu sáng trên tòa thị chính ở quảng trường Marienplatz, tắt các đài phun nước vào ban đêm. 

Ở nhiều thành phố khác của Đức, nhiệt độ nước trong các bể bơi, nhiệt độ phòng đã được hạ xuống. Nhiều tòa nhà biểu tượng sẽ không còn được chiếu sáng, tất cả các đài phun nước công cộng sẽ bị tắt, nước nóng trong bể bơi và phòng tập thể dục cũng bị ngắt. Tại Phần Lan, các siêu thị sẽ thay phiên nhau đóng cửa hàng giờ đồng hồ để giảm tiêu thụ điện. Tại Pháp, trong bài phát biểu trên truyền hình nhân ngày quốc khánh Pháp 14/7, Tổng thống Emmanuel Macron đã đề cập tới khả năng đối mặt kịch bản thiếu năng lượng đồng thời lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và hộ gia đình tiết kiệm năng lượng hơn nữa.

Tại Pháp, từ ngày 24/7, cũng đã có thông báo cấm bật các biển quảng cáo dùng đèn từ 1h đến 6h sáng ở mọi thành phố, cấm các cửa hàng để hở cửa trong khi đang bật điều hòa hoặc máy sưởi, với mức phạt 750 euro.  Italy cũng ban hành kế hoạch khẩn, yêu cầu tắt đèn chiếu sáng xung quanh các tượng đài, các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa sớm vào lúc 19h, yêu cầu điều chỉnh nhiệt độ điều hòa các tòa nhà không dưới 19 độ C vào mùa hè và không quá 27 độ C vào mùa đông, kèm mức phạt 500-3.000 euro đối với những ai không tuân thủ. Bộ trưởng Môi trường Tây Ban nha Teresa Ribera ngày 28/7đã  kêu gọi người dân sử dụng năng lượng “thông minh nhất có thể”. 

Thắt lưng buộc bụng dường như đang là giải pháp dễ thực thi nhất, hiệu quả nhất đối với châu Âu thời điểm này. “Chỉ cần giảm nhiệt độ máy sưởi đi một độ trong mùa đông, châu Âu đã có thể tiết kiệm được 10 tỷ mét khối khí đốt, tương đương lượng khí đốt tiêu thụ hằng năm của Áo” - Nick Eyre, giáo sư về chính sách năng lượng và khí hậu tại Đại học Oxford cho biết.

Nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế 

Tuy nhiên, với lượng tiêu thụ khổng lồ, việc tiết kiệm cũng không thể là giải pháp duy nhất. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế khí đốt Nga đang là bài toán không giản đơn nhưng buộc phải có lời giải của châu Âu.

 

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thăm cơ sở của công ty khí đốt VNG AG ở Bad Lauchstaedt, Đức ngày 28/7. Ảnh: Reuters.

Một trong những giải pháp đang được tính đến nhiều nhất là nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt là từ Mỹ. Theo dự kiến, khối lượng LNG châu Âu nhập của Mỹ trong năm nay sẽ tăng 75% so với năm ngoái. Hồi tháng 3, Mỹ tuyên bố nước này sẽ tìm cách cung cấp 15 tỷ m3 LNG sang châu Âu trong năm nay.

Bên cạnh nhập khẩu LNG, loạt quốc gia châu Âu đang tính sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt. Đức đã khởi động lại nhà máy điện than Mehrum. Giám đốc điều hành nhà máy Armin Fieber cho biết nhà máy có công suất khoảng 270 megawatt. Bộ trưởng Khí hậu và Năng lượng Hà Lan Rob Jetten thông báo nước này đang dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế đối với các nhà máy điện than để giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên. Tại Áo, chính phủ nước này đã thỏa thuận với công ty năng lượng Verbund để lên kế hoạch mở lại nhà máy sản xuất điện bằng than.

Một giải pháp thô sơ nhất cũng được nhiều quốc gia đưa ra để có thêm nguồn năng lượng là sử dụng… củi. Đại sứ phụ trách An ninh Năng lượng Cộng hòa Séc tại EU Vaclav Bartuška thậm chí từng tuyên bố, đất nước ông cho phép người Dân “đốt bất cứ thứ gì có thể” để tạo ra nhiệt và điện phục vụ nhu cầu giữ ấm cho người dân nếu nguồn cung cấp khí đốt trong mùa đông tới không đảm bảo.

Nhưng rõ ràng, việc “đốt bất cứ thứ gì có thể” không thể là giải pháp lâu dài. Cuộc khủng hoảng năng lượng chắc chắn sẽ còn trầm trọng ở châu Âu và hành trình đối phó với cuộc khủng hoảng này hẳn còn chật vật, gian nan…

Đọc thêm

Xem thêm