Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 07/04/2023

Cây nêu trong văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Cây nêu trong văn hóa đồng bào Tây Nguyên là sự kết nối giữa đất trời, con người và thần linh. Vì vậy, cây nêu xuất hiện trong tất cả các lễ hội của đồng bào.

Đối với đồng bào Tây Nguyên, trong bất cứ lễ hội nào, họ cũng đều dựng một cây nêu, lớn nhỏ tùy thuộc vào mỗi sự kiện và rất cầu kỳ về các chi tiết, hình tượng, hoa văn.

Trong không gian văn hóa đồng bào Tây Nguyên, không thể thiếu cây nêu

Nghệ nhân Ama H’Loan buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Ở Tây Nguyên việc dựng cây nêu cao lớn giữa buôn làng cũng là lời khẳng định địa vị và khu vực cư trú của một cộng đồng nào đó của đồng bào Tây Nguyên.

Dựng cây nêu cao lớn giữa buôn làng cũng là lời khẳng định địa vị và khu vực
Cây nêu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là sự kết nối con người và thần linh

Nếu như cây nêu của người Việt (Kinh) thường mang ý nghĩa phản ánh giá trị đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thì cây nêu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngoài việc mang các yếu tố về văn hóa, lịch sử, chúng còn mang ý nghĩa là sự kết nối giữa đất và trời, con người và thần linh. Chính sự giao hòa đó mà cây nêu có mặt trong tất cả mọi lễ hội của đồng bào Tây Nguyên.

Người dựng cây nêu phải là đàn ông có uy tín, sức khỏe trong buôn làng

Cây nêu của đồng bào Tây Nguyên xuất hiện gần như trong tất cả các sự kiện trọng đại của buôn làng như: Lễ mừng buôn làng mới, đâm trâu, nhà rông mới, mừng lúa mới, tìm ra nguồn nước mới... Ngoài ra, trong phạm vi gia đình, dòng họ, cây nêu cũng hiện hữu trong các lễ mừng tuổi người già, đặt tên cho em bé, đám tang, đám cưới… Chính vì thế, dù là trong phạm vi cộng đồng hay gia đình, cây nêu cũng đều giữ vai trò hết sức quan trọng trong quan niệm văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên.

Cây nêu trong lễ mừng nhà mới của dân tộc Mnông
Cây nêu trong đám cưới dân tộc Ê Đê

Mỗi khi dựng cây nêu, buôn làng phải họp để chọn các nghệ nhân là nam giới đảm nhiệm công việc này. Theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, người dựng cây nêu phải là đàn ông có uy tín, sức khỏe trong buôn làng. Đặc biệt là phải am hiểu về cách dựng và trang trí cây nêu. Họ thường là những người lớn tuổi khéo léo, có kinh nghiệm về cuộc sống, hiểu biết nhiều về thế giới tự nhiên.

Cây nêu được làm bằng cây lồ ô

Với đồng bào Tây Nguyên, cây nêu của mỗi dân tộc, mỗi địa phương có đôi chút khác nhau nhưng về cơ bản có hai dạng. Dạng thứ nhất, làm bằng cây lồ ô cao khoảng 20 m, trên ngọn nêu, trang trí hình mặt trời hoặc gắn hình tượng chim Tlang, giữa thân cây nêu gắn hoa văn bông gạo, dưới gốc cây tạc hình con thạch sùng hoặc rùa, có thể thấy những cây nêu này trong các lễ hội cúng Yàng, dựng làng mới hay các sinh hoạt cộng đồng của đồng bào ở tỉnh Kon Tum.

Cây nêu được làm bằng cột gỗ

Dạng thứ hai, cây nêu đồng bào Tây Nguyên thường sử dụng trong lễ hội đâm trâu hay khánh thành làng, khánh thành nhà rông mới thường làm bằng gỗ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cây nêu ở đây được thiết kế với kết cấu vững chắc, phần đế hình vuông lớn dần từ dưới lên, tất cả giữ cố định để cho trụ ở giữa được vững chắc. Cây nêu của người Tây Nguyên có 4 màu chủ đạo vàng, đỏ, trắng, đen đi đối xứng với nhau. Đây là những màu sắc trong nghệ thuật điêu khắc dân gian của đồng bào Tây Nguyên.

Phần đế hình vuông lớn dần từ dưới lên

Thân cây nêu được tô vẽ rất cầu kỳ, đầy màu sắc, báo hiệu cho các vị thần biết rằng nơi này đang diễn ra một sự kiện quan trọng. Những thanh gỗ có hình tượng cây rau dớn (một loại cây họ dương xỉ, mọc ở các bờ suối) tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tươi trẻ được buộc xéo, liên kết chặt chẽ với nhau trên thân cây nêu. Ngọn cây nêu nổi bật biểu tượng mặt trời đủ màu sắc với mong muốn mưa thuận gió hòa mang lại mùa màng tốt tươi, ngoài ra còn rất nhiều hình ảnh chim muông, cây cỏ khác đẽo bằng tre, gỗ treo xung quanh. Tất cả hòa vào nhau lay động trong gió, thể hiện khát khao tự do, hạnh phúc của buôn làng.

Cây nêu mang những nét đặc trưng văn hóa luôn được đồng bào Tây Nguyên gìn giữ.

Trải qua bao thế hệ, cây nêu đã in sâu vào tiểm thức và luôn chiếm vị trí quan trọng là vật thiêng của đồng bào Tây Nguyên. Cây nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối vô hình giữa con người với thần linh nhằm đưa những mong muốn, ước nguyện của đồng bào Tây Nguyên đến với Yàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để phù hộ cho dân làng mạnh khỏe bình an, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Đọc thêm

Xem thêm