Thị trường hàng hóa
Theo Quyết định số 2610/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lần khai quật khảo cổ này được tiến hành trên diện tích 100m2. Chủ trì khai quật là ông Đặng Ngọc Kính, Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.
Trong thời gian khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ, Bảo tàng Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Sau khi kết thúc đợt khai quật khảo cổ, Bảo tàng Lâm Đồng và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất 1 tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.
Di tích Gia Viễn nằm trên địa bàn thôn Tiến Thắng, xã Gia Viễn, cách khu Di tích Khảo cổ Cát Tiên trên 10km về phía Tây Bắc. Di tích được phát hiện từ thập niên 80 của thế kỷ XX, nằm trên ngọn đồi cao khoảng 6m. Trong quá trình người dân canh tác trên bề mặt gò, khi đào xuống đã xuất lộ những dải móng gạch chạy dài, màu đỏ, cùng một số hiện vật tương đồng với Di tích Khảo cổ Cát Tiên như: Yoni, gạch kiến trúc…
Việc khai quật di tích này được cho là rất cần thiết và quan trọng đối với công tác nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học, đánh giá mối liên hệ giữa di tích Gia Viễn với quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm