Thị trường hàng hóa
Social commerce (Thương mại điện tử trên mạng xã hội) là một nhánh của thương mại điện tử, khi người bán hàng sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp. Điều này khác với hình thức social media marketing (marketing trên mạng xã hội), khi doanh nghiệp phải trả tiền để quảng cáo và kéo người dùng tới website hay các kênh bán hàng khác. Social commerce sẽ cho không chuyển người dùng đến các trang hàng trực tuyến như social media marketing, thay vào đó toàn bộ quá trình tìm hiểu, đặt hàng và thanh toán của khách hàng được diễn ra ngay trên mạng xã hội.
Theo báo cáo của Công ty tư vấn Accenture, mua sắm trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok và WeChat sẽ tăng trưởng nhanh hơn 3 lần so với doanh số bán hàng từ các kênh truyền thống trong 3 năm tới. Cụ thể, thương mại trên mạng xã hội sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 492 tỷ USD vào năm 2021.
Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi người tiêu dùng Gen Y và Gen Z, những người dự kiến sẽ chiếm 62% chi tiêu cho việc mua sắm online thông qua các nền tảng mạng xã hội vào năm 2023.
Năm 2021 đánh dấu sự gia nhập thị trường thương mại điện tử của người chơi mới – TikTok. Công ty Bytedance đã cho ra mắt giải pháp thương mại điện tử TikTok Shop tại Indonesia và Vương quốc Anh vào năm ngoái, sau đó mở rộng sự hiện diện sang thị trường Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore vào tháng 4 năm nay.
TikTok Shop giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tối ưu quy trình tiếp cận người dùng, đồng thời có trải nghiệm thương mại điện tử liền mạch từ khâu tải sản phẩm lên nền tảng, quản lý đơn hàng, giao hàng và thanh toán.
Facebook và Instagram có cơ sở mua sắm lớn hơn TikTok, nhưng lượng người dùng nhỏ hơn của TikTok lại có độ tương tác cao hơn. Theo khảo sát của Bazaarvoice, những người tiêu dùng mua hàng trên TikTok thường xuyên hơn các nền tảng xã hội khác. Thuật toán của TikTok thúc đẩy khả năng khám phá và ý định mua hàng.
2/3 người dùng “nói rằng TikTok đã truyền cảm hứng cho họ mua sắm ngay cả khi họ không muốn làm như vậy”, công ty cho biết. Điều này được chứng minh bằng sự phổ biến của hashtag #TikTokMadeMeBuyIt, thu hút hơn 7,4 tỷ lượt xem vào năm 2021, không bao gồm các biến thể như #TikTokMadeMeBuyThis.
Bên cạnh đó, TikTok còn phát triển tính năng Livestream, giúp người sáng tạo nội dung có thể tương tác trực tuyến, trả lời trong thời gian thực cho khách hàng và chuyển hướng tới sản phẩm. TikTok LIVE đã tạo cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu và các nhà bán lẻ mở rộng phạm vi tiếp cận, đưa sản phẩm đến với người dùng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo một nghiên cứu toàn cầu do Ipsos thực hiện, 50% người dùng TikTok đã mua thứ gì đó sau khi xem phát trực tiếp.
Hãng truyền thông LatePost (Trung Quốc) đưa tin: nửa đầu năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa (GMV) của TikTok Shop cho hoạt động thương mại điện tử vượt 1 tỷ USD. Con số này khá nhỏ bé nếu so với giá trị 36,4 tỷ USD của Shopee trong cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu Shopee mất hơn 1 năm và Lazada cần đến 3 năm để GMV cán mốc 1 tỷ USD thì TikTok Shop đã đạt được thành tựu trên trong vòng chưa đầy 1 năm ra mắt.
Tại các sàn thương mại điện tử khác, khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm mà họ đã có nhu cầu sẵn. Nhưng với hình thức mua sắm kết hợp giải trí như TikTok, người dùng chỉ cần xem một video bất kỳ, những video tương tự sẽ hiển thị ngay sau. Thuật toán thông minh này làm tăng khả năng người dùng phát sinh nhu cầu mua sắm dù trước đó không có.
Bên cạnh đó, TikTok còn phát triển tính năng Livestream, giúp người sáng tạo nội dung có thể tương tác trực tuyến, trả lời trong thời gian thực cho khách hàng và chuyển hướng tới sản phẩm. TikTok LIVE đã tạo cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu và các nhà bán lẻ mở rộng phạm vi tiếp cận, đưa sản phẩm đến với người dùng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo một nghiên cứu toàn cầu do Ipsos thực hiện, 50% người dùng TikTok đã mua thứ gì đó sau khi xem phát trực tiếp.
Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc) đã thống trị thị trường nước nhà. Dựa trên mô hình mà ByteDance đang triển khai với Douyin, đây có thể xem là cách mà công ty sẽ kiếm lợi nhuận ở thị trường nước ngoài với TikTok. Xét về mức độ tương đồng với Trung Quốc trong hành vi mua bán lẻ, Đông Nam Á có vẻ là thị trường khả thi nhất đối với TikTok cho đến thời điểm hiện tại.
ĐANG HOT
Người dân lên kế hoạch du lịch qua mạng ngày càng nhiều
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm