Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 07/09/2022

Cách giúp trẻ tăng sức đề kháng khi trở lại trường sau kỳ nghỉ dài

Trẻ dễ bị các mầm bệnh tấn công khi trở lại trường, vì thế cần làm gì để nâng cao sức đề kháng của trẻ là những băn khoăn của không ít phụ huynh

Khi trở lại trường, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ, tiếp xúc với nguồn bệnh. Ảnh minh họa.

Ở nhà, trẻ được bao bọc bởi hệ thống “bảo vệ đặc biệt”, không có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh. Nhưng khi đến trường, trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh qua tiếp xúc với bạn, thầy cô giáo và ngay cả khi di chuyển.

“Lỗ hổng” của hệ miễn dịch

Trẻ dễ bị các mầm bệnh tấn công khi trở lại trường, vì thế cần làm gì để nâng cao sức đề kháng của trẻ là những băn khoăn của không ít phụ huynh. Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, hằng năm, cuối hè - đầu thu là thời điểm trẻ trở lại trường.

Năm nay, trong bối cảnh dịch chồng dịch, bệnh Covid-19 đang có xu hướng tăng trở lại. Khi quay lại trường, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh ở trẻ đa phần liên quan đến yếu tố tiếp xúc nơi đông người, nhiều mầm bệnh. Trong khi đó, việc bảo vệ trẻ liên quan đến vắc-xin, chăm sóc hằng ngày cũng có thể bị ảnh hưởng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, lớp đông, vệ sinh không tốt cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lây bệnh qua đường hô hấp, tiêu hoá, bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến muỗi đốt, côn trùng truyền bệnh.

Nguy cơ bệnh càng tăng khi trẻ tựu trường. Đặc biệt, thời điểm này, số ca mắc bệnh truyền nhiễm vẫn cao.

“Trẻ nhỏ thường bị nhiều mầm bệnh tấn công hơn. Lý do là vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Mức độ thích ứng với tác nhân gây bệnh của trẻ cũng không tốt. Khi tiếp xúc với ít tác nhân, hệ miễn dịch của trẻ sẽ kém. Trong hai năm giãn cách, một số trẻ không được tiếp cận với các vắc-xin phòng bệnh”, bác sĩ Nam cho biết.

Ở nhà, trẻ được bao bọc bởi hệ thống “bảo vệ đặc biệt”, không có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh. Khi đến trường, trẻ không chỉ tiếp xúc với các bạn cùng lớp, thầy cô giáo, mà còn nguy cơ tiếp xúc với dịch bệnh ngay cả khi di chuyển.

Vì vậy, nhiều trẻ đi học được vài hôm là ốm, ho, chảy nước mũi, đau mắt… Theo bác sĩ Nam, nếu nhìn ở góc độ tích cực, trẻ sẽ được làm quen với các loại virus, vi khuẩn giúp hệ thống miễn dịch luyện tập chiến đấu chống lại tác nhân gây bệnh.

Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ sẽ nhanh trưởng thành hơn. Đồng thời, giúp trẻ khoẻ, được rèn luyện tốt hơn. Vì vậy, việc cha mẹ trì hoãn cho trẻ đi học để “né ốm” chưa chắc đã tốt.

Theo chuyên gia này, trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ cao khi đi nhà trẻ, mẫu giáo. Nếu tiếp xúc với bạn đang mắc bệnh, trẻ sẽ dễ bị lây. Bệnh thường gặp liên quan đến đường hô hấp. Trong khi đó, số ca Covid-19 cũng như cúm đang tăng.

Bác sĩ Nam nhận định, khi đi nhà trẻ, vấn đề vệ sinh cá nhân của các bé chưa được thực hiện tốt. Do đó, trẻ dưới 3 tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh như tay chân miệng, rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hoá. Từ 6 - 7 tuổi trở lên, hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu hoàn thiện và đủ khả năng chống lại các bệnh.

Trong giai đoạn được xem là “lỗ hổng của hệ miễn dịch”, với trẻ nhỏ hơn, phụ huynh cần lưu ý tới nhiều yếu tố như: Lối sống, thói quen vệ sinh cá nhân, vận động, dinh dưỡng, bổ sung một số chất tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ mắc và diễn biến nặng của bệnh.

Giúp hệ miễn dịch “trưởng thành”

Bác sĩ Nam khuyến cáo, vào năm học mới, có nhiều nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân, thói quen rửa tay, đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập nơi đông người, đảm bảo chế độ ăn, sinh hoạt điều độ, bổ sung vitamin, khoáng chất...

Với trẻ có sức đề kháng kém, cha mẹ nên báo cho cô giáo để hỗ trợ con vấn đề ăn uống, chăm sóc. Cách tốt nhất hạn chế lây nhiễm bệnh trong trường học là rửa tay sạch sẽ, giúp giảm khả năng mắc các bệnh như tay chân miệng, viêm đường hô hấp. Ngoài ra, ở lớp, trẻ có vấn đề hô hấp có thể ngồi tách các bạn khoẻ mạnh để tránh lây nhau.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tập luyện cho các con thói quen che miệng khi ho, hắt hơi. Hướng dẫn trẻ cách ăn uống, rửa bát sau khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Phụ huynh cũng cần chủ động cho trẻ tiêm vắc-xin phòng các bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Bác sĩ Nam lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh ngay khi bé vừa ho, sổ mũi, đau họng. Việc sử dụng thuốc bừa bãi, không có hướng dẫn của chuyên gia y tế sẽ dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh, tổn thương hệ hô hấp cũng như đáp ứng miễn dịch kém trong những đợt nhiễm trùng khác.

Cha mẹ cũng cần giúp trẻ chăm sóc cơ quan hô hấp như vệ sinh mũi miệng hằng ngày. Trẻ ho, có đờm nên được làm thông thoáng đường hô hấp; bảo đảm môi trường trong sạch cho trẻ.

Trẻ cũng cần tập luyện, vận động thường xuyên, hoạt động ngoài trời; hạn chế ngồi một chỗ, xem điện thoại, máy tính bảng, tivi… Các hoạt động như vậy sẽ giúp trẻ tăng thể lực - yếu tố quan trọng để nâng cao sức đề kháng.

Bác sĩ Nam nhấn mạnh, các biện pháp đều có sự tổng hòa, không quá nhiều hay ít. Tất cả những biện pháp đó sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm