Thị trường hàng hóa
Trường Đại học Hà Nội tiếp tục tuyển sinh theo 3 phương thức, bao gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển kết hợp theo quy định của trường và xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo thông báo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà trường dự kiến dành 20-30% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Đây sẽ là kỳ thi đánh giá năng lực đầu tiên do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, gồm 8 môn: Toán, Văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Nhà trường vẫn duy trì 4 phương thức tuyển sinh tương tự như năm trước cho số chỉ tiêu còn lại, đó là các phương thức: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; xét tuyển thẳng học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh trường chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét học bạ trung học phổ thông; xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu với một số ngành.
Năm 2023, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội sẽ sử dụng các phương thức tuyển sinh bao gồm: xét tuyển, xét tuyển kết hợp, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, đối với xét tuyển, trường xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 với tất cả các ngành, chuyên ngành. Các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật kết hợp với kết quả thi môn Vẽ Mỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trong đó môn Vẽ Mỹ thuật là môn thi chính, nhân hệ số 2.
Xét tuyển sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức (Trừ các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật).
Các ngành, chuyên ngành xét tuyển căn cứ vào chỉ tiêu, nguyện vọng và kết quả điểm xét tuyển, không phân biệt tổ hợp môn xét tuyển. Không sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển.
Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra dự kiến về phương án tuyển sinh trong năm 2023, cơ bản giữ ổn định ba phương thức tuyển sinh như năm 2022 là: Xét tuyển tài năng; xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy do nhà trường tổ chức và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với một số ngành.
Kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức dự kiến diễn ra trong 3 đợt, vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 của năm 2023.
Năm 2023, Trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh và bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh. Nhà trường mở thêm 2 ngành mới là: Kinh tế số và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Theo công bố của Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech), năm nay nhà trường dự kiến xét tuyển gần 10.000 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 59 ngành đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển. Đó là các phương thức; Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia ; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn trong năm lớp 12; Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tuyển sinh theo 4 phương thức xét tuyển là: Xét điểm học bạ trung học phổ thông; Xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023; Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng.
Với phương thức tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng; xét học bạ trung học phổ thông, nhà trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển online hoàn toàn.
Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã công bố phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023. Nhà trường dự kiến tuyển hơn 8.000 sinh viên. Các phương thức xét tuyển bao gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (dự kiến 10% chỉ tiêu); Sử dụng kết quả học tập trung học phổ thông năm lớp 12 (dự kiến 30% chỉ tiêu); Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 (dự kiến 50% chỉ tiêu); Sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2023 (dự kiến 10% chỉ tiêu).
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm