Thị trường hàng hóa
Giá bán hàng là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả doanh nghiệp. Vì thế, bạn không thể xác định giá bán theo sở thích cá nhân mà cần phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định.
Việc định giá sản phẩm sẽ mang tới cho doanh nghiệp những lợi ích cụ thể như:
- Phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu, tiết kiệm ngân sách quảng cáo cho những đối tượng không phù hợp.
- Tiết kiệm thời gian bán hàng. Khi nhìn vào giá, người mua sẽ biết đây có phải là sản phẩm phù hợp với họ hay không, tránh mất thời gian 2 bên.
- Định vị thương hiệu, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
- Khi có một con số cụ thể, doanh nghiệp có thể quản lý doanh thu lãi lỗ một cách chính xác.
Phương pháp này được hiểu là tại thời điểm sản phẩm/dịch vụ mới tung ra thị trường, doanh nghiệp hãy đưa ra một mức giá cao nhất có thể. Đây là cách để doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận một cách tối đa từ phân khúc khách hàng thích hợp. Tuy phương pháp này hướng đến một đối tượng khách hàng nhỏ và số lượng bán ra ít, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp thu về là vô cùng lớn trong mỗi đợt thực hiện chiến dịch.
So với các phương pháp khác, hớt váng sữa hay được áp dụng với những sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc có chu kỳ sống ngắn. Bởi doanh nghiệp sản xuất là những nhà phát triển, nhà nghiên cứu hoặc những người chuyên đưa các công nghệ mới ứng dụng vào cuộc sống.
Định giá theo tâm lý căn cứ vào bản chất về tâm lý của con người để khiến giá cả trông hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Định giá theo tâm lý cho phép chủ doanh nghiệp tác động đến cách người tiêu dùng cảm nhận giá trị của sản phẩm mà không cần phải thay đổi sản phẩm. Theo đó, họ vừa tiết kiệm được chi phí vừa tác động được đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
Có một số kiểu định giá tâm lý như: định giá uy tín, định giá neo, định giá chẵn-lẻ và định giá theo dòng sản phẩm.
Định giá uy tín: tức là tăng giá bán lên để tạo ra cảm giác sản phẩm có giá trị lớn hơn giá trị thực tế của nó. Ví dụ: một bức tranh canvas “phiên bản giới hạn” nên có giá bán là 70 đô la thay vì 30 đô la để khách hàng có cảm giác rằng đây là một sản phẩm hiếm và có chất lượng tốt hơn.
Định giá neo: phương pháp này dựa trên xu hướng mà ở đó người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định mua hàng chủ yếu dựa trên phần tin thông đầu tiên mà sản phẩm cung cấp. Cụ thể là, hãy đặt các sản phẩm và dịch vụ cao cấp gần các sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn để khách hàng có thể cảm nhận sự khác biệt trong giá trị mà chúng mang lại cho họ. Theo đó, họ sẽ lấy những sản phẩm và dịch vụ có giá thấp hơn để làm cơ sở so sánh và xem chúng như một món hời.
Định giá chẵn-lẻ: Là một cách đặt giá theo số lẻ ngay dưới giá chẵn. Ví dụ: đưa ra giá 19,99 đô la thay vì giá chẵn là 20 đô la cho một mặt hàng. Chiến lược này khiến cho giá có vẻ thấp hơn đáng kể so với giá hiện tại.
Định giá theo dòng sản phẩm: Phương pháp này phù hợp hơn với các doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm, mà ở đó mỗi dòng sản phẩm cụ thể đều có một khoảng giá nhất định. Ví dụ, Brandless.com đã xây dựng toàn bộ hoạt động kinh doanh dựa trên chiến lược này để tất cả các mặt hàng của họ đều có giá 3 đô la.
Phương pháp này được hiểu là cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng các doanh nghiệp lại đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Ví dụ giá của học sinh và sinh viên trong một số dịch vụ hoặc sản phẩm sẽ rẻ hơn. Ví dụ: Các bạn học sinh – sinh viên có rất nhiều ưu đãi về giá trong các ngành du lịch và dịch vụ, hầu như sẽ được giảm từ 10-15% hoặc đôi khi giá chỉ còn 50%.
Rõ ràng là người tiêu dùng yêu thích giảm giá, khuyến mại và đó chính xác là những gì chiến thuật này đề cập đến. Có một số kịch bản mà bạn có thể xem xét để làm điều này. Chiến thuật này giúp tăng lưu lượng truy cập vào cửa hàng của bạn, bán ra hàng tồn kho ứ đọng và thu hút một nhóm người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là thu hút lưu lượng truy cập lớn của khách hàng vào cửa hàng của bạn và xử lý hàng tồn kho cũ hoặc hết mùa. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá thường xuyên, nó có thể đem đến cho bạn danh tiếng là nhà bán lẻ mặc cả và có thể gây trở ngại cho người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn với giá thông thường. Vì vậy hãy cân đối khi áp dụng phương pháp này nhé!
Đây chỉ là 4 trong số rất nhiều phương pháp định giá mà các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và áp dụng. Tuy nhiên, không có phương pháp hay chiến lược nào đủ hoàn hảo và có thể phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ. Do đó bạn cần kết hợp một số chiến lược định giá với nhau để tính giá tốt nhất. Đồng thời bạn cũng nên tùy vào từng thời điểm để linh hoạt áp dụng các chiến lược thích hợp.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm