Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:03 08/01/2024

Bản làng “cổ tích” nơi núi rừng cực Bắc

Vốn là một bản nghèo, sinh hoạt khó khăn trên những cao nguyên đá, Lô Lô Chải đã lắc mình biến thân trở thành bản làng “cổ tích”, tự đánh dấu bản thân trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Bản làng nghèo của đồng bào Lô Lô

Cách Thủ đô Hà Nội hơn 10 tiếng di chuyển bằng ô tô, ở nơi cực Bắc tổ quốc, bao quanh là núi đồi, là những cao nguyên đá khô cằn có một bản làng nhỏ mang tên Lô Lô Chải. Đây là một thôn thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm ngay dưới cột cờ Lũng Cú.

Ông Vàng Dỉ Tình -Bí thư Chi bộ thôn Lô Lô Chải và vợ.

 

Cư dân sinh sống tại làng Lô Lô Chải chủ yếu là người đồng bào dân tộc Lô Lô - một dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiếu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam - Tổng cục Thống kê, dân số của người Lô Lô tính tới 1/4/2019 là 4.827 người.

Ông Sình Dỉ Gai - Trưởng thôn Lô Lô Chải cho biết, tại thôn có khoảng 119 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào người Lô Lô, một số ít là đồng bào người Mông. Người Lô Lô đã định cư tại đây hàng trăm năm về trước, chủ yếu bám núi, bám biên giới để trồng trọt, làm nông nghiệp.

“Trước đây, thôn Lô Lô Chải nghèo lắm. Chúng tôi chỉ chăn nuôi, tìm kiếm một số mảnh đất có thể canh tác được để trồng ngô, sắn. Ở đây nguồn nước rất ít nên việc canh tác thủ công cũng khó khăn, chưa kể thời tiết khắc nghiệt, một trận rét đậm là cây trồng, vật nuôi lại chết hết, rất khó làm kinh tế. Những ngày đó, để no cái bụng, để có áo ấm cũng là việc rất khó khăn”, ông Gai nói.

Theo ông Gai, mọi chuyện dần thay đổi khi năm 2011, Đại sứ quán của Bỉ đến và phối hợp với UBND huyện Đồng Văn, UBND xã Lũng Cú hướng dẫn người dân tại Lô Lô Chải về khái niệm “làm du lịch, làm homestay”. Với quyết tâm thoát nghèo, quyết tâm làm giàu cho làng bản, ông Gai và 2 hộ dân đã tiên phong làm du lịch.

“Việc khó đầu tiên là cải thiện môi trường trong làng. Tôi cùng chi bộ Đảng thôn Lô Lô Chải và cán bộ văn hóa của UBND xã Lũng Cú đã đến từng nhà vận động bà con di chuyển chuồng trại, khu vực chăn nuôi ra khỏi làng, mục đích để dẹp bỏ mùi hôi thối của vật nuôi. Chúng tôi liên tục vận động bà con trong nhiều năm, dần dần, diện mạo của Lô Lô Chải cũng thay đổi khi không còn mùi hôi thối, bà con cũng nâng cao nhận thức hơn”, ông Gai nhớ lại.

Tiếp đó, lực lượng Đảng viên trong thôn đã vận động, tuyên truyền, đưa thầy cúng vào Ban tang lễ của thôn. Vốn là người có uy tín trong cộng đồng, sau khi được tuyên truyền, thầy cúng đã cùng Chi bộ thôn vận động người dân chuyển hướng làm du lịch để phát triển kinh tế, đời sống bản làng. Đồng thời, những tập tục lạc hậu dần được loại bỏ, trẻ em tất cả đều được đi học, ốm đau phải đi bệnh xá, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết bị loại bỏ hoàn toàn tại Lô Lô Chải.

“Điều đáng mừng là thầy cúng cũng đi tiên phong trong việc phát động bà con làm du lịch. Bản thân nhà thầy cúng hiện tại cũng đang làm homestay đón khách du lịch”, ông Gai chia sẻ.

Từ bản nghèo chuyển mình thành làng “du lịch”

Từ con số 3 hộ làm homestay, tới nay, sau 12 năm thay đổi mô hình kinh tế, phát triển du lịch, Lô Lô Chải đã có khoảng 60 hộ tập trung làm du lịch. Trong đó, có khoảng hơn 40 hộ đã làm homestay, khoảng hơn 10 hộ tập trung trồng rau, nuôi gà, lợn, trâu, bò… để cung ứng thực phẩm cho các hộ kinh doanh nhà hàng, phục vụ du khách.

Ông Sình Dỉ Gai - Trưởng thôn Lô Lô Chải.

 

Một vài thành tựu đáng kể từ khi xác định phát triển du lịch của Lô Lô Chải phải kể đến như năm 2012, "Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" được công nhận và đưa vào danh mục Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Năm 2016, các nghệ nhân thôn Lô Lô Chải đã đạt giải B “Trình diễn trang phục dân tộc Lô Lô tại ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ 12”.

Năm 2020, Thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú đã được công nhận thôn đạt chuẩn Nông thôn mới.

Năm 2022, trang phục của dân tộc Lô Lô Đen xã Lũng Cú được công nhận Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Cũng trong năm này, Lô Lô Chải đã được UBND tỉnh Hà Giang công nhận đạt các tiêu chí xây dựng “làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”.

Ẩn sau mỗi một thành tựu mà Lô Lô Chải đã đạt được là câu chuyện về một hành trình “ròng rã” hơn một thập kỷ xây dựng du lịch, là sự cố gắng, là tinh thần dũng cảm dám nghĩ, dám làm của người dân và những sự hỗ trợ, chỉ đạo sâu sát và những chính sách kịp thời của chính quyền địa phương nói riêng và UBND tỉnh Hà Giang nói chung.

Ông Vàng Dỉ Tình – Bí thư Chi bộ thôn Lô Lô Chải chia sẻ, thời điểm mới làm du lịch, cái khó nhất để có Lô Lô Chải như ngày nay là bảo tồn được kiến trúc truyền thống nhà “trình tường”, ngói “âm dương”. Kiên quyết không để cho bà con xây, sửa nhà theo ý thích cá nhân, mất đi sự đồng bộ du lịch của làng.

“Chúng tôi đã có nhiều cuộc đối thoại, vận động, tuyên truyền, thậm chí phải đến tận nhà ăn cơm, uống rượu thân mật để chia sẻ, bà con mới dần thay đổi suy nghĩ. Để làm được du lịch, cán bộ huyện, xã và thôn đã hướng dẫn bà con chi tiết cách phục vụ, mô hình kinh doanh du lịch”, ông Tình nói.

Nép mình dưới chân núi Rồng, giữa núi rừng trùng điệp nơi cực Bắc tổ quốc, Lô Lô Chải hiện lên bình yên, thơ mộng hệt như một bản làng xuất hiện trong truyện “cổ tích”. Từ đầu làng, những ngôi nhà đất “trình tường”, ngói “âm dương” có tuổi đời từ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm xuất hiện tạo nên nét cổ kính mà chỉ Lô Lô Chải mới có. Bao quanh những căn nhà là những bờ rào xếp bằng đá và những sắc hoa rực rỡ theo mỗi mùa như hoa đào, mận, lê, tam giác mạch, cúc dại… Vẻ đẹp của Lô Lô Chải là vẻ đẹp dịu dàng giữa cái nắng, cái gió gai góc nơi miền biên viễn.

Ông Ma Doãn Khánh – Chủ tịch UBND xã Lũng Cú cho biết, Lô Lô Chải đang là điểm phát triển kinh tế mũi nhọn của xã Lũng Cú. Dù đã làm du lịch hơn 10 năm nay, nhưng Lô Lô Chải mới tự đánh dấu bản thân trên bản đồ du lịch từ năm 2019 và thực sự phát triển vượt bậc vào giữa năm 2022.

“Có những ngày đông khách, Lô Lô Chải đón hơn 600 lượt khách mỗi ngày, xuất hiện tình trạng “cháy phòng” nghỉ cho du khách. Hiện tại, Lô Lô Chải đón khách vào mọi ngày trong tuần, không chỉ mỗi dịp cuối tuần, lễ Tết như trước đây. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100 - 200 lượt khách lưu trú”, ông Khánh cho hay.

Cũng theo ông Khánh, hiện nay, mỗi hộ làm du lịch tại Lô Lô Chải có thu nhập ổn định, dao động từ 20 – 30 triệu mỗi tháng. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng để Lô Lô Chải hoàn toàn cởi bỏ cái mác nghèo đã đeo bám bà con hàng trăm năm nay.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm